DASH LÀ GÌ?

1. ĐỒNG DASH LÀ ĐỒNG NHƯ THẾ NÀO?

Đồng Dash hay còn gọi là Dashcoin là sự hợp tác giữa Darkcoin và Xcoin, là một đồng tiền kỹ thuật số thế hệ mới nhất của Crytocurrency. Dashcoin tập hợp những tính năng tốt nhất giữa Ethereum và Bitcoin. Tương tự như Bitcoin, Dash Coin hoàn toàn là mã nguồn mở và được phân cấp, vận hành bằng cách sử dụng mạng lưới P2P blockchain cho phép người dùng trao đổi coins một cách ẩn danh.

Đó là những tinh năng làm cho Dash trở nên nổi bật hơn, Dash ra đời đã giải quyết được những khó khăn mà Bitcoin gặp phải trước đây như tốc độ giao dịch, tăng tính riêng tư tài chính tốt hơn và đồng thời phát triển hệ thống quản trị , kinh phí cũng được phân cấp rõ ràng.

2. NGƯỜI TẠO RA DASH LÀ AI?

Dash ban đầu được phát triển và lấy tên là Xcoin (XCO) vào 18/1/2014. Vào ngày 28/2 thì được đổi tên là Darkcoin. Tiếp đến ngày 25/3/2015 Darkcoin được đổi tên thành Dashcoin. Dash được coin như phiên bản mở rộng của Bitcoin và người sang lập ra dồng tiền này chính là Evan Duffield. . Theo Evan cho biết ông tạo ra Dash do đội ngũ phát triển của Bitcoin sẽ không chấp nhận những thay đổi trong giao thức BTC hiện hành .

ÔNG EVAN DUFFIELD, NGƯỜI ĐÃ TẠO RA DASHCOI

 

3.GIÁ TRỊ CỦA DASH

Dash là một dạng crytocurrency phân cấp nên gía trị của đồng tiền này không được phân định bởi bất kỳ hàng hóa hy hữu nào, mà dựa trên hệ thống tính toán học. Dash sở hữu một thuật toán công khai và minh bạch cho tất cả nguồn cung tồn tại trên hệ thống. Nó là một phần mềm phát triển nhờ mã nguồn mở , vì là mã nguồn mở nên ai cũng có thể chỉnh sửa được.

4. CÓ NÊN ĐẦU TƯ VÀO DASH?

Dashcoin là sự kết hợp giữa Darkcoin và Xcoin.

Mặc dù vẫn chưa có nhiều sàn giao dịch chấp nhận như Bitcoin, Dash chắc chắn vẫn có tiềm năng đầu tư dài hạn.

Không giống như Bitcoin, Dash có kích thước khối blockchain 2 MB. Điều này có nghĩa là mạng lưới có sức mạnh xử lý khối lượng giao dịch gấp đôi so với Bitcoin. Thậm chí nó còn tốt hơn, các giao dịch là rẻ hơn rất nhiều và diễn ra ngay lập tức.

Lý do thực sự để đầu tư vào Dash là cho đến nay, Dash khá ít quảng bá bên ngoài của cộng đồng của nó. Tất cả những điều này, mặc dù, đang thay đổi nhờ cập nhật thuật toán, và các dự án như ‘Dasforce’, nhằm thúc đẩy cộng đồng Altcoin trong đó có Dash phát triển. Hơn nữa, nếu Dash đầu tư vào chương trình quảng bá tương tự như Ethereum, Dash Coin thực sự sẽ các tác động đáng kể đến các sàn giao dịch tiền tệ mã hóa trong suốt phần còn lại của năm 2017, đầu năm 2018.

5. GIẢI PHÁP HIỆN ĐẠI KHI ĐẦU TƯ DASH

Để khai thác Dash, hầu hết các thợ mỏ đều khuyên dùng dòng máy đào chuyên dụng ASIC. Trong đó máy đào Asic D3 đang là máy đào được các thợ mỏ săn đón nhất hiện nay.  Đây là dòng máy chuyên dụng được thiết kế và sản xuất cho mục đích đào Dash.  Tại Việt Nam các thợ đào cũng đang tích cực liên hệ với các nhà phân phối máy đào ASIC giống như NNT group để đầu tư cho công cuộc chinh phục thị trường tiền điện tử này.

D3 ĐANG LÀ MÁY ĐÀO ASIC ĐƯỢC CÁC THỢ MỎ SĂN LÙNG NHẤT HIỆN NAY 

Để trang bị máy đào Coin tốt nhất, địa chỉ ưu tiên hàng đầu là công ty NNT Group. Đây là công ty phân phối chính hãng máy Asic lớn nhất hiện nay. Máy Asic của NNT được nhập mới trực tiếp từ nhà máy tại Trung Quốc nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng và dịch vụ của công ty. Hiện tại công ty có các dòng máy chuyên dụng cho các bạn lựa chọn: ASIC Bitmain ( Antminer D3, L3+, S9), ASIC InnoSilicon (A4+), Baikal (X10, Giant B) và phụ kiện đồng bộ.

Bên cạnh đó, NNT có đội ngũ nhận viên tận tình , trình độ chuyên môn cao sẽ hỗ trợ hết mình về lắp đặt, hướng dẫn sử dụng cũng như bảo trì, bảo dưỡng máy.
NNT Group cam kết thời gian giao hang nhanh, tư vấn miễn phí, tận tình, chu đáo, bảo hành máy đào đúng thời hạn như nhà sản xuất quy định.
Liên hệ ngay với NNT để nhanh chóng sở hữu những cỗ máy đào Coin ASIC hang đầu, để chiếm được ưu thế trên thị trường ngay hôm nay.

BITCOIN CASH(BCH) LÀ GÌ?

BITCOIN: QUÁ KHỨ ĐẾN HIỆN TẠI

Năm 2017, xung đột nội bộ và quan điểm khác nhau về giá trị cơ bản của Bitcoin đã làm cho đồng tiền và cộng đồng của nó tách ra thành nhiều nhóm khác biệt, mỗi nhóm đều có tầm nhìn và cũng như ý nghĩa riêng về Bitcoin. Bài viết này sẽ khám phá những “phân nhánh” khác nhau của Bitcoin và giải thích tại sao Bitcoin Cash là đồng tiền liên quan nhất đến hệ thống ban đầu được đặt ra trong các whitepaper của Bitcoin.

Được giới thiệu như một hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng, Bitcoin đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm đầu tiên. Người sử dụng đã nhận thấy các tính năng hữu ích từ Bitcoin như: chuyển tiền giá rẻxác nhận ngay lập tứctương thích trên toàn thế giớihoạt động 24/24 và không có giới hạn về số tiền giao dịch tối thiểu hoặc tối đa. Hình thức tiền điện tử này nhanh chóng trở nên phổ biến với các nhóm người dùng khác nhau trên khắp thế giới.Các doanh nghiệp đã sử dụng Bitcoin để tiến ra thị trường toàn cầu. Người lao động di cư sử dụng nó để gửi tiền về nhà thay thế cho Western Union. Tổ chức từ thiện đã sử dụng nó như là một “công cụ” giúp thu thập tiền gây quỹ từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Một số ngành công nghiệp, thậm chí có thể sử dụng Bitcoin để thay thế phương pháp thanh toán truyền thống.Tốc độ mở rộng nhanh chóng này đã kéo dài trong nhiều năm và khiến nhiều người nghĩ rằng Bitcoin đang trên đà trở thành một cuộc cách mạng không thể ngăn cản trong công nghệ tài chính.

BÌNH MINH CỦA BITCOIN VÀ CÁC CUỘC TRANH LUẬN KHÔNG NGỪNG NGHỈ

Các khoản phí giao dịch Bitcoin tăng cao

Nhưng giống như những công nghệ khác, khả năng mở rộng của nó đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi. Kể từ khi Bitcoin được ra mắt, mọi người đã suy ngẫm và tranh cãi về việc làm thế nào để mở rộng hệ thống, không chỉ với hàng triệu người dùng, mà đến hàng tỷ người khác trên thế giới, làm thế nào để Bitcoin có thể được chấp nhận như một đồng tiền chung toàn cầu? Trên thực tế, khi Satoshi Nakamoto lần đầu tiên đưa ra khái niệm Bitcoin năm 2008, câu hỏi đầu tiên mà ông nhận được là về cách hệ thống sẽ mở rộng. Nakamoto trả lời:

Băng thông không phải là vấn đề nghiêm trọng như bạn nghĩ. Một giao dịch điển hình sẽ chiếm khoảng 400 byte.Mỗi giao dịch phải được phát hai lần, vì vậy chúng sẽ chiếm khoảng 1KB cho mỗi giao dịch. Hệ thống Visa đã xử lý khoảng 37 tỷ giao dịch trong năm 2008, hoặc trung bình 100 triệu giao dịch mỗi ngày. Có rất nhiều giao dịch sẽ có băng thông lên đến 100 GB, hoặc kích thước tương đương 12 bộ phim DVD chất lượng HD, hoặc khoảng $ 18 giá trị băng thông theo giá hiện tại. Nếu mạng lưới có thể lớn lên, sẽ mất vài năm và khi đó, gửi 2 bộ phim HD thông qua Internet có lẽ sẽ không phải là một việc lớn.

Chuyện đó cuối cùng đã trở thành một cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà phát triển, trước khi chuyển sang một sự tách biệt hoàn toàn trong cộng đồng Bitcoin.

Và sau đó, một nhóm nhỏ các lập trình viên tự gọi mình là “Bitcoin Core” giành quyền kiểm soát sự phát triển Bitcoin và bắt đầu khăng khăng rằng, Bitcoin có khả năng mở rộng tới 250.000 giao dịch mỗi ngày, hoặc khoảng 4,5 cent giá trị băng thông so với mức giá năm 2008. Khi mạng lưới cuối cùng đã đạt đến giới hạn về dung lượng áp đặt này vào năm 2016, Bitcoin đã bắt đầu mất nhiều tính năng khiến nó trở nên hấp dẫn như lúc ban đầu.

Các khoản phí giao dịch tăng vọt, từ chưa đến 1 xu lên gần $ 9 vào tháng 8, năm 2017.Thời gian xác nhận giao dịch ngày càng trở nên không đáng tin cậy và người dùng có thể thấy mình phải chờ hàng giờ hoặc nhiều ngày để hoàn tất thanh toán. Sự suy giảm khả năng sử dụng này đã khiến cho nhiều nhà bán lẻ từ bỏ Bitcoin, hoặc chuyển đổi sang các loại tiền tệ cạnh tranh khác hoặc trở lại các khoản thanh toán truyền thống. Và vào năm 2017, lần đầu tiên trong lịch sử 9 năm của Bitcoin, số lượng giao dịch trên mạng bắt đầu giảm.

  • Phân tích giá Bitcoin ngày 2-1
  • Những thuật ngữ thường dùng trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa_P3

SEGWIT CORE

Nhóm này tự gọi mình là “Bitcoin Core” bắt đầu nhấn mạnh rằng, Bitcoin không bao giờ là tiền, và đó không phải là một loại tài sản đầu cơ mới. Họ cũng bắt đầu loại bỏ nhiều tính năng xác định của Bitcoin, làm cho các giao dịch có thể đảo ngược (“replace-by-fee”) và loại bỏ chữ ký số mà các thuật toán đảm bảo an toàn của Bitcoin bằng “Segwit”. Họ đã thực hiện nhiều hành vi chống lại ý tưởng ban đầu của Bitcoin, nhóm này không còn có khả năng đại diện cho các lý tưởng Bitcoin cơ bản nữa – cũng không thể tiến hành bất kì cải tiến nào về các giá trị ban đầu liên quan đến thanh toán. Để chắc chắn, những người trong nhóm này là người đã giúp phát triển Bitcoin, họ rất chăm chỉ và tài năng.Tuy nhiên, với các sự kiện trên, không thể cho một nhóm như vậy có thể tiếp tục quản lý sự phát triển của Bitcoin được nữa. “Segwit Core” có vẻ phù hợp hơn nhiều.

SEGWIT COIN LOẠI BỎ DỮ LIỆU CHỮ KÝ KHỎI MỘT GIAO DỊCH.

BITCOIN CASH RA MẮT

Những thay đổi mạnh mẽ này đã được thực hiện với một công nghệ đã được chứng minh và thành công trong việc dẫn dắt một nhóm người dùng Bitcoin lâu năm bắt đầu một “fork” hay phân tách khỏi mạng lưới vào ngày 1 tháng 8 năm 2017. Từ phân nhánh này, Bitcoin Cash ra đời, nó tăng giới hạn của mỗi khối, loại bỏ các chi phí thay thế, và bảo vệ một phiên bản của Bitcoin với chữ ký số còn nguyên vẹn.

Bitcoin Cash, tách biệt với Segwit của Bitcoin, có giá thị trường riêng, mạng lưới đào coin và lịch sử giao dịch giống nhau. Bởi vì một nhóm thợ mỏ Bitcoin Cash được tạo ra từ một nhóm nhỏ của những người đào Bitcoin, nên nhiều dịch vụ vẫn coi chuỗi Segwit là “Bitcoin”, mặc dù chúng, chính xác hơn là những người họ hàng cùng chung tổ tiên.

Mặc dù chuỗi Segwit được mang tên “Bitcoin”, chuỗi Bitcoin Cash gần giống với phiên bản Bitcoin, nó đã làm bùng nổ tiền tệ kỹ thuật số thông qua việc trở thành một hệ thống thanh toán điện tử điển hình.

Mặc dù nhóm Segwit Core nhấn mạnh rằng sự phân tách này là rất “nguy hiểm” và sẽ phá hoại toàn bộ hệ thống Bitcoin, nhưng sự thành công của Bitcoin Cash thay vào đó dường như đã chứng minh rằng “phân tách mạng” có thể là một cách hữu hiệu để giải quyết các mâu thuẫn, tạo ra các tính năng mới và cho phép các mô hình khác nhau cạnh tranh với nhau trên thị trường tự do.

Sẽ có thêm nhiều phân nhánh mới của Bitcoin

Tính đến tháng 10 năm 2017, hai phân nhánh mới đã được lên kế hoạch sẽ xuất hiện trên chuỗi Segwit: SegwitGold dự kiến sẽ được phân tách vào khoảng ngày 25 tháng 10 và Segwit2x sẽ xuất hiện ở số khối 494784 vào giữa tháng 11. Segwit2x tăng kích thước khối lên 2MB, ngoài việc sử dụng SegWit và dữ liệu chữ ký số.

SegwitGold gần như giống hệt với Segwit, với những thay đổi đáng chú ý nhất trong thuật toán proof-of-work (có nghĩa là nó sẽ thu hẹp mạng máy tính rộng lớn bảo vệ mạng Bitcoin). Các nhà phát triển của các phân nhánh này sẽ tự thưởng cho mình một số lượng coin miễn phí vì đã có công xây dựng dự án.

Segwit2x là một nâng cấp theo kế hoạch của Segwit, được hỗ trợ bởi đa số các thợ mỏ và các doanh nghiệp phụ thuộc vào hoạt động của mạng lưới Bitcoin. Segwit2x sẽ tăng kích thước khối từ 1MB lên 2MB, do đó tăng công suất của mạng từ ~ 250.000 giao dịch mỗi ngày đến ~ 500.000 mỗi ngày. Nhóm Segwit Corevẫn kiên quyết phản đối bất kỳ sự gia tăng nào, và đã thề là sẽ giữ cho chuỗi của họ (Segwit1x) vẫn hoạt động, mặc dù không rõ liệu họ có nhận được đủ sự hỗ trợ để duy trì nó hay không.

Những khác biệt chính giữa các phân nhánh khác nhau được nêu ra dưới đây.

Bitcoin Cash

Ký hiệu: BCC (đôi khi còn được gọi là BCH)

Thuật toán khai thác: SHA-256

Kích thước khối (công suất giao dịch hàng ngày): 8MB, có thể mở rộng đến 32MB mà không cần phải phân nhánh (2.000.000 đến 8.000.000 giao dịch / ngày, tương đương 23-92 giao dịch / giây)

Dung lượng tối đa: 8MB

Phí giao dịch trung bình: 0,07 USD

Thời gian xác nhận trung bình: ~ 15 phút (mục tiêu 10 phút)

Các giao dịch có thể đảo ngược được không ?: Không. Khi một giao dịch được gửi, sẽ không thể đảo ngược chúng

Bao gồm Segwit hay không ?: Không. Mỗi giao dịch chứa chữ ký số riêng.

Lưu ý: Thời gian xác nhận trung bình > 10 phút là do dao động của tỷ giá. Các khoản phí có thể giảm xuống còn $ 0,01 cho xác nhận giao dịch tiếp theo, nhưng một số ví sẽ đưa ra chi phí cao hơn theo quy định của từng loại.

Segwit2x (Sắp ra mắt)

Ký hiệu: BTC, có khả năng là SW2 vì đây không còn là Bitcoin.

Thuật toán khai thác: SHA-256

Kích thước khối (Dung lượng giao dịch hàng ngày): 2MB. Dung lượng “hiệu quả” lên đến 3.4MB, giả định 100% thông qua Segwit (hiện tại ~ 10%). 500.000-850.000 giao dịch mỗi ngày (5.8-9.8 giao dịch / giây)

Dung lượng tối đa: Tối đa 8MB

Phí giao dịch trung bình: TBD

Thời gian xác nhận trung bình: TBD (mục tiêu 10 phút)

Giao dịch có thể đảo ngược được không ?: Có thể. Sau khi giao dịch được gửi đi, nhưng trước khi xác nhận, người gửi có thể thay đổi địa chỉ đích đến (bao gồm cả việc hoàn trả lại cho chính mình) bằng cách sử dụng tính năng Replaced-by-fee.

Có bao gồm Segwit không ?: Có. Chữ ký số đã được di chuyển đến một cấu trúc dữ liệu riêng biệt.

Segwit Chain / Segwit1x

Lưu ý: Chuỗi này sẽ được gọi là “Segwit1x” sau khi Segwit2x ra mắt

Ký hiệu: BTC, được đề xuất là “SW1” sau khi Segwit2x ra mắt

Thuật toán khai thác: SHA-256

Kích thước khối (dung lượng giao dịch hàng ngày): 1MB. Dung lượng “hiệu quả” lên đến 1.7MB, giả định 100% thông qua Segwit (hiện tại ~ 10%). 250.000-425.000 giao dịch mỗi ngày (2.9-4.9 giao dịch / giây)

Dung lượng tối đa: 4MB

Phí giao dịch trung bình: Hiện tại ~ $ 3, nhưng thường dao động.

Thời gian xác nhận trung bình: Từ 40-60 phút (mục tiêu 10 phút). Cao nhất là 2.500 phút vào ngày 8 tháng 6 năm 2017.

Giao dịch có thể đảo ngược được không ?: Có thể. Sau khi giao dịch được gửi đi, nhưng trước khi xác nhận, người gửi có thể thay đổi địa chỉ đích đến (bao gồm cả việc hoàn trả lại cho chính mình) bằng cách sử dụng tính năng Replaced-by-fee.

Có bao gồm Segwit không ?: Có. Chữ ký số đã được di chuyển đến một cấu trúc dữ liệu riêng biệt.

SegwitGold (Sắp ra mắt)

Kí hiệu: SWG

Thuật toán khai thác: Equihash (Không tương thích với cơ sở hạ tầng khai thác Bitcoin hiện tại)

Kích thước khối (dung lượng giao dịch hàng ngày): 1MB. Dung lượng “hiệu quả” lên đến 1.7MB, giả định 100% thông qua Segwit (hiện tại ~ 10%). 250.000-425.000 giao dịch mỗi ngày (2.9-4.9 giao dịch / giây)

Dung lượng tối đa: Tối đa 4MB

Phí giao dịch trung bình: TBD

Giao dịch có thể đảo ngược được không ?: Có thể. Sau khi giao dịch được gửi đi, nhưng trước khi xác nhận, người gửi có thể thay đổi địa chỉ đích đến (bao gồm cả việc hoàn trả lại cho chính mình) bằng cách sử dụng tính năng Replaced-by-fee.

Có bao gồm Segwit không ?: Có. Chữ ký số đã được di chuyển đến một cấu trúc dữ liệu riêng biệt.

Bitcoin Cash là Bitcoin

Việc Bitcoin không có cơ quan hoặc tổ chức quản lý có nghĩa là bất kỳ cuộc thảo luận nào về bản chất cơ bản của “Bitcoin là gì” phải dựa vào những lập luận và dữ liệu hợp lý.

Dựa trên sự so sánh giữa các phiên bản Bitcoin, whitepaper, và những kiến thức chung thì Bitcoin luôn là hệ thống tiền mặt điện tử, Bitcoin Cash là phiên bản của Bitcoin mà hầu hết các trang web này gắn chặt với thiết kế ban đầu.

Bitcoin Cash là Bitcoin do nó tuân thủ các mục tiêu thiết kế và mục đích mà Bitcoin được tạo ra.

Vào ngày 13 tháng 10 năm 2017, Peter Rizun, nhà khoa học Bitcoin đã thông báo rằng sáng kiến Testab của Gigablock đã khai thác và thành công tạo ra khối 1GB đầu tiên. Kết quả kiểm tra cho thấy, mạng lưới Bitcoin có thể mở rộng quy mô để cạnh tranh trực tiếp với bộ vi xử lý thanh toán chính (10.000 giao dịch / giây và cao hơn so với trung bình 3.000 giao dịch / giây của Visa). Bitcoin Cash, có cách tiếp cận thực tế hơn để mở rộng quy mô, được định vị tốt để trở thành một hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng trên toàn thế giới.

Kết luận

Dựa trên các lập luận được trình bày ở trên, Bitcoin Cash (BCC) là phân nhánh duy nhất của Bitcoin giống với sự tiếp tục tự nhiên của phát minh Bitcoin ban đầu. Tất cả các phân nhánh khác của Segwit đã thay đổi rất nhiều thuộc tính cơ bản của Bitcoin.

Phụ lục:

Đào coin

Ngoại trừ SegwitGold, tất cả phân nhánh Bitcoin hiện tại đều dựa vào thuật toán khai thác SHA-256.Các thiết bị chuyên dụng là rất quan trọng, điều đó có nghĩa là các thợ mỏ phải bỏ ra các khoản đầu tư nghiêm túc để tham gia bảo vệ mạng lưới.Một thuật toán tập trung vào CPU, giống như Equihash, có nghĩa là các botnet và các trang trại máy chủ có thể dễ dàng khai thác bằng CPU.

Kích thước khối

Kích thước khối của mạng lưới không phải là một tính năng cơ bản của đồng tiền, nhưng điều quan trọng là mạng phải có đủ kích thước để có thể đáp ứng mọi nhu cầu. Tiền mặt sẽ không hữu ích nếu không có đủ hoá đơn cho tất cả những người muốn sử dụng chúng. Cả Bitcoin và Bitcoin Cash đều tuân theo khái niệm này, trong khi chuỗi Segwit và các nhà phát triển Segwit Core cho rằng cần hạn chế tăng kích thước, ngay cả khi nhu cầu sử dụng mạng lớn hơn khả năng sẵn có.

Kinh nghiệm của người dùng

Bitcoin rất hữu ích giống như tiền kỹ thuật số vì nó có thể được sử dụng để giao dịch với số tiền bất kì kể cả lớn hay nhỏ.Khi mức phí thấp, bạn có thể sử dụng Bitcoin để trả tiền cho một tách cà phê, hoặc mua một bài hát với giá $1.Khi kích thước bị hạn chế, lệ phí sẽ tăng lên đáng kể (như chúng ta thấy là trường hợp của chuỗi Segwit), và Segwit Coin không còn hữu ích cho nhiều loại hình thương mại.Mức phí cao khiến nhiều người dùng tiềm năng của Bitcoin ngán ngẫm và đã rời khỏi nó. Sự thay đổi “mã kinh tế” của Segwit Coin dưới sự chỉ đạo của Segwit Core đã làm cho việc kinh doanh Segwit Coin giảm sút và nhiều công ty từ bỏ nó và chuyển sang các loại tiền tệ mã hóa khác. Vị trí rõ ràng nhất bây giờ là trở lại với Bitcoin (BCC).

Segwit và Replaced by Fee

Bitcoin whitepaper đã nêu rất rõ ràng:

Chúng tôi xác định một đồng tiền điện tử là một chuỗi chữ ký số.

Với các tính năng của Segwit từ các nhà phát triển Segwit Core, một loại giao dịch mới đã được tạo ra để loại bỏ các chữ ký số và đặt chúng trong một cấu trúc dữ liệu riêng biệt, nơi chúng chỉ hiển thị đối với người dùng chạy các phiên bản phần mềm nhất định. Các phiên bản khác của phần mềm Bitcoin đưa ra suy nghĩ rằng các giao dịch này-không-chữ ký vẫn có hiệu lực thông qua việc sử dụng một mã Bitcoin op-code gọi là ANYONE_CAN_SPEND.Lưu trữ Bitcoin tại địa chỉ ANYONE_CAN_SPEND dựa trên một mô hình bảo mật cơ bản khác với những gì mà Bitcoin được thiết kế, và giới thiệu rằng đây là một hệ thống đáng tin cậy.

Replaced-by-fee, một “tính năng” khác được giới thiệu bởi Segwit Core, người dùng có thể đảo ngược giao dịch của mình sau khi đã được gửi, nhưng trước khi nó được xác nhận. Tính năng này thường đòi hỏi người dùng đợi 24 giờ hoặc hơn để xác nhận các giao dịch, replaced-by-fee khiến Bitcoin ít hữu ích và an toàn hơn. Gian lận bồi hoàn về thẻ tín dụng có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp, nhưng các công ty thẻ tín dụng thường thuê rất nhiều nhân viên, giúp giảm thiểu nguy cơ này.Giống như cách thức chi tiền giấy, một khi đã chi tiêu, bạn không thể đảo ngược được, không thể đảo ngược được là một thành phần quan trọng của Bitcoin.

LITECOIN(LTC) LÀ GÌ?

Khi nhắc đến tiền điện tử người ta thường nhắc đến Bitcoin ( BTC), một loại tiền tệ  có giá trị rất lớn tính đếm thời điểm hiện tại. Ngoài đồng Bitcoin thì Litecoin được xem là “ Bitcoin bạc”. Litecoin (LTC) là một trong những Altcoin lớn nhất hiện đang nằm trongTop 10 những đồng tiền thuật toán có vốn hóa lớn nhất và phát triển mạnh mẽ trên thị trường (theo dữ liệu của CoinMarketCap). Vậy Litecoin là gì ? Chúng ta có nên đầu tư vào Litecoin? Hãy cùng Trùm tiền ảo tìm hiểu nhé.

1.LITECOIN LÀ GÌ?

Ông Charles Lee – Cựu nhân viên Google – Người phát minh ra Litecoin

Litecoin đươc phát minh cụ thể bởi Charles Lee – một cựu nhân viên Google – vào ngày 7/10/2011 trên mã nguồn mở tại GitHub, mở ra một kỷ nguyên mới cho tiền ảo, người dung có thể thêm lựa chọn sử dụng đồng tiền này thay vì Bitcoin. Litecoin là một dạng tiền tệ ngang hàng peer-to-peer (P2P) của mạng Internet được phân cấp tương tự tương tự như Bitcoin nhưng cải tiến hơn với nền tảng Scrypt, cho phép người khai thác tiền ảo có thể cùng lúc đào cả Bitcoin và Litecoin.

2.CÓ NÊN ĐẦU TƯ VÀO LITECOIN ?

Tuy được đánh giá là giàu tiềm năng nhưng tiền ảo nói chung và Litecoin nói riêng vẫn khiến nhiều người lăn tăn khi quyết định đầu tư vì sợ dạng đầu cơ hay lừa đảo kiểu Ponzi. Dù vậy, không thể phủ nhận sức hút và giá trị của Litecoin đem lại.

Nhà phát triển Litecoin Loshan T nói với CoinDesk:

“Tôi nghĩ rằng ngày hôm nay sẽ là một ngày đặc biệt để đẩy mạnh công nghệ tuyệt vời với Litecoin. Với SegWit kích hoạt trên mạng chính của Litecoin, tôi không thể đợi đến khi chúng tôi triển khai các giao dịch bí mật, các chữ ký của Lightning Networks, MAST và Schnorr.”

Sau 2 năm ra mắt công chúng, giá trị vốn hóa thị trường của Litecoin liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, chính thức đạt mức thị phần 1 tỷ USD vào tháng 11/2013. Chưa đầy 4 năm sau, tính đến tháng 8/2017, tổng vốn hóa thị trường Litecoin đã vượt ngưỡng 2,2 tỷ USD. Do vậy, đã có không ít các nhà đầu tư tài chính tin tưởng vào sự phát triển của Litecoin và mạnh tay đầu tư cho loại tiền tệ giàu tiềm năng này. Một số người còn nhanh chóng trang bị kiến thức về cấu hình máy tính đào Bitcoin, Litecoin để sở hữu càng nhiều càng tốt các loại tiền điện tử có xu thế chiếm lĩnh thị trường tài chính trong tương lai.

3. ĐƠN VỊ TÍNH CỦA LITECOIN LÀ GÌ?

Giống như Bitcoin thì Litecoin cũng được chia ra thành 1 triệu đơn vị:

0.001 mLTC (millicoin)

0.000001 µLTC (microcoin)

0.00000001 Đơn vị nhỏ nhất