Ngân hàng Anh thử nghiệm công nghệ blockchain để cho ra đời phương thức thanh toán mới

Ngân hàng Anh đang thử nghiệm một dự án để tìm hiểu làm thể nào mà dịch vụ thanh toán tổng thể (GTRS) mới có thể có khả năng tương tác với công nghệ phân loại (DLT).

Hệ thống thanh toán tổng thể theo thời gian thực là một hệ thống đặc biệt, trong đó chuyển tiền giữa các ngân hàng được thực hiện trong “thời gian thực” và “trên cơ sở tổng thể”. Điều này có nghĩa là giao dịch sẽ được giải quyết ngay khi chúng được xử lí trên cơ sở từng đợt một mà không cần kết nối với những giao dịch khác. Hệ thống RTGS thường được dùng cho những giao dịch chó giá trị lớn yêu cầu sự chính xác tuyệt đối và còn được vận hành bởi ngân hàng trung ương quốc gia.

Vào tháng 5/2017, ngân hàng Anh đã ban hành bản kế hoạch RTGS, tuyên bố rằng dịch vụ mới sẽ cung cấp “một mô hình định cư đa dạng và linh hoạt” để đảm bảo cơ sở hạ tầng thanh toán có quyền truy cập vào ngân hàng trung ương. Ngân hàng sau đó công bố dự định của mình trong việc phát triển một dịch vụ chi trả tương thích với công nghệ blockchain. Tuy nhiên, trong một thông báo gần gây của ngân hàng này, họ phản đối việc xác nhận DLT bởi nó quá non trẻ:

“Mặc dù Ngân hàng đã kết luận rằng Công nghệ Ledger Phân tán (DLT) chưa đủ trưởng thành để cung cấp nền tảng cho thế hệ tiếp theo của RTGS, nhưng nó lại được ưu tiên để đảm bảo rằng các dịch vụ mới sẽ có khả năng giao tiếp với DLT như và khi nó được phát triển trong các thị trường sterling rộng lớn hơn. “

Ngân hàng Anh cũng sẽ hợp tác với những công ty như Baton Systems, Clearmatics Technologies Ltd, R3 và Token – những công ty đang phát triển phương pháp chi trả dựa trên nền tảng công nghệ mới. Các bên dự án sẽ xem xét khả năng của các hệ thống thanh toán dựa trên DLT để tương tác với dịch vụ RTGS được gia hạn và đủ điều kiện để “mở rộng chức năng” của dịch vụ. Ngân hàng dự định báo cáo kết quả của họ vào cuối năm nay.

Tuần này, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cùng với Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã công bố nghiên cứu của họ về tiềm năng của Blockchain trong việc chuyển đổi các khoản thanh toán chứng khoán.

Kỹ thuật cài đặt máy đào Antminer D3 với Antpool

Kỹ thuật cài đặt máy đào Coin Antminer D3 kết nối Antpool sẽ giúp người dùng  lặp đặt nhanh chóng khi mua máy về nhà. Trong phần hướng dẫn này MinerStore  sẽ giúp các các bạn đăng ký, thiết lập tài khoản Anpool của Bitmain, cách lắp đặt máy đào Coin D3 kết nối với Antpool và kiểm tra việc kết nối thành công.

1, Lập tài khoản Antpool của Bitmain

Bước 1: Truy cập website Antpool: https://www.antpool.com/

Giao diện đầu tiên khi vào Antpool như hình trên. Nếu người dùng thành thạo tiếng trung thì để nguyên tiếng trung nhưng đa số là dùng tiếng anh thì người dùng nên đổi ngôn ngữ để đăng nhập dễ dàng hơn.

Sau khi chuyển sang giao diện tiếng anh,  chọn Register để đăng ký tài khoản tại Antpool. (Thực ra khi đăng ký nó sẽ tự chuyển chúng ta về bitmain.com để đăng ký. Vì khi đăng ký tại bitmain.com rồi thì những người đăng kí có thể sử dụng tất cả dịch vụ trong bitmain. Antpool là pool của Bitmain.)

Bước 2: Đăng ký thông tin tài khoản

đăng kí đăng nhập email chính chủ của người dùng, nhập mật khẩu đăng nhập

 Chú ý: mật khẩu bao gồm số và chữ, nếu cần thiết nên đặt thêm ký tự đặt biệt như dấu ?, !..để tăng độ khó mật khẩu)

Tiếp theo nhập dãy số hiển thị phía dưới và cuối cùng là nhấp vào ô có ghi “I have read and agree”… rồi chọn “Create Account”  sẽ hiện ra thông báo như bên dưới.

Bước 3: Xác nhận thông tin tài khoản đăng ký

Xin chúc mừng! Tài khoản của người dùng đã được đăng ký thành công và nhận được một liên kết xác nhận trong hộp thư email, người dùng có thể sử dụng nó để liên kết với số điện thoại và kích hoạt tài khoản. Nhưng nếu người dùng không thể tìm thấy email xác nhận trong hộp thư, người dùng có thể quay trở lại và nhấp vào “Resend – Gửi lại” và vui lòng kiểm tra lại hộp thư email một lần nữa. Nếu vẫn không thể tìm thấy email này, cần phải kiểm tra “trash bin” – thùng rác hoặc có thể đã chặn các email Bitmain từ trước?.

Khi nhấp vào liên kết trong email, sẽ được chuyển đến trang dưới đây, yêu cầu điền số điện thoại của người đăng kí. Chúng tôi khuyên người dùng không nên sử dụng số điện thoại ảo vì có thể sẽ dẫn đến mất mã code SMS.

Sau khi kết thúc việc xác thực trên điện thoại, người dùng tự động chuyển sang Trang đăng nhập – “Login page”. Sau đó, bạn có thể đăng nhập bằng tên tài khoản và mật khẩu để bắt đầu bước đầu của  máy đào coin D3!

 

2,Thiết lập Antpool

BƯỚC 1: Đăng nhập vào web: https://www.antpool.com/

 

BƯỚC 2: Nhập User ID và mật khẩu trên Bitmain.com để đăng nhập vào Antpool

 

BƯỚC 3: Tạo ID để đào sau khi nhập mail và mật khẩu vào thì đầu tiên sẽ hiện ra thông báo tạo một ID.(Note: Chỉ xảy ra ở lần đầu đăng nhập. Nếu lỡ bấm chỗ khác làm bảng thông báo mất thì bấm vào tab Worker bảng thông báo sẽ hiện lại để thực hiện thao tác).Chú ý đây là tên ID để khai báo máy đào như mặc định máy đào coin D3 mua về sẽ là Antminer_1 tên này là tên khai báo của Bitmain nếu chúng ta để nguyên vậy đào thì Bitmain là người hưởng Dash.

Có thể đặt tên bất kỳ mà bạn thích. Tên có thể bao gồm chữ và số. Lưu ý: tên này là duy nhất không trùng với tên người trước đã đặt. Ví dụ bạn có thể đặt tên là Minerstore.

Sau khi đặt xong bấm nút save như hình bên dưới.

Tại dòng tên ID vừa điền thông tin xong bấm vào Edit. Cài đặt ví Dash vào ô Wallet Address thì lưu lại. Vậy là đã thiết lập ví cho ID xong.

Bước 4: Cài đặt ví vào ID của Antpool

Tại dòng tên ID vừa đặt lúc nãy bấm vào chữ Edit.
Sau khi dán ví Dash vào ô Wallet Address thì bấm lưu lại. Vậy là thiết lập ví cho ID xong

 

3, Cài đặt máy đào coin D3

Khi mua máy về cấm sẵn các dây nguồn vào máy đào coin D3 và bắt đầu cài đặt như sau.

Bước 1: cài đặt máy đào coin D3

Sau khi lắp các dây nguồn vào máy ta lắp dây cáp mạng vào sau đó cấm điện cho nguồn máy đào coin D3. Sau khi máy đào coin D3 chạy ta dùng máy tính mở chương trình IP reporter. Chú ý máy tính phải cùng chung mạng với mạng của D3 đang sử dụng
Chương trình IP reporter (Có thể lên google gõ chữ IP reporter sẽ có nhiều chổ cho tải chương trình này. Trên Bitmain cũng cho tải về máy và mở lên chạy.

Bước 2: Kiểm tra IP của máy D3

Các kiểm tra IP của máy D3 như sau.

Giao diện IP reporter. Bấm vào nút Start góc phải của chương trình Ip reporter.

Sau khi bấm xong chương trình IP Reporter sẽ cho ta Ip của máy D3 này. IP dạng 192.168.xx.x

Bước 3: Đăng nhập vào web quản lý máy đào coin D3

Dùng IP đó đăng nhập vào web quản lý máy đào D3. Với máy đào coin D3 đăng nhập với tên người dùng là “root”và mật khẩu cũng là “root”

Sau khi đăng nhập xong ta vào Miner configuration => General setting sẽ ra giao diện như sau:

Bước 4: cài đặt worker máy đào coin D3

Người chỉ cần điền tên ID worker lúc nãy chúng ta tạo ở bước 3 phần thiết lập Antpool vào là được. như ví dụ trên mình tạo tên MinerStore. Nếu chúng ta có nhiều máy đào thì sẽ nhập tên vào từng máy như sau  MinerStore_1 máy 2 là Minerstore_2 để tiện quản lý từng máy.

Sau đó bấm nút Save & Apply phía góc dưới phải màn hình cài đặt là xong. Máy sẽ tự reset lại và đào trả tiền cho chúng ta.

Đến bước này xem như đã hoàn thành các bước cài đặt của mình tiếp theo là kiểm tra máy đào coin D3 có hoạt động bình thường hay không.

4, Kiểm tra hoạt động máy đào coin D3 của Bitmain

Cũng tại giao diện trên bấm vào Miner Status xem máy đã chạy Ok chưa. Nếu Mhs và các chip hoạt động bình thường  như hình bên dưới là máy đã hoạt động ổn định rồi.

Tiếp theo đăng nhập vào Antpool kiểm tra xem chúng ta được tính tiền chưa.

Mặc định khi đăng nhập vào thì Antpool sẽ đưa người dùng về giao diện đồng BTC nên nếu bạn đào Dash sẽ không thấy đồng nào trong đó hết. Vì vậy phải chọn Dash như hình bên dưới.

Sau khi chuyển sang Dash ta thấy bảng thống kê số tiền chúng ta kiếm được trong 24h, số tiền đang trong tài khoản, tổng số tiền kiếm được. Đồng thời cũng cho ta biểu đồ để xem trong 10 phút công suất khai thác là bao nhiêu, trong 30 phút là bao nhiêu…

Sau khi chuyển sang Dash ta thấy bảng thống kê số tiền chúng ta kiếm được trong 24h, số tiền đang trong tài khoản, tổng số tiền kiếm được. Đồng thời cũng cho ta biểu đồ để xem trong 10 phút công suất khai thác là bao nhiêu, trong 30 phút là bao nhiêu…

Kiểm tra kết quả khai thác và nhận tiền máy đào coin D3

Kiểm tra kết quả khai thác vào Earnings History để xem kết quả

Sau một ngày thường khoảng 7 giờ sáng giờ Việt Nam thì Antpool sẽ chi trả cho chúng ta. Muốn kiểm tra tình trạng chi trả thế nào vào Payment History để xem tình trạng chi trả. Nếu hiện chữ Pending là Antpool đang xử lý nếu hiện chữ Paid thì Antpool đã trả về ví.

Đây là kiến thức cơ bản để đào Dash với máy đào coin D3 kết nối Antpool.

Để không bỏ lỡ các bài hướng dẫn kỹ thuật, kiến thực, kinh nghiệm dào coin các bạn đọc thường xuyên xem chi tiết tại Minerstore. Com để cập nhật tin tức

 

Đã có hai sàn giao dịch Nhật Bản đóng cửa sau khi bị siết chặt quản lí

Để bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những hacker và những hành vi rửa tiền với bia chắn là cryptocurrency, Nhật Bản đã thắt chặt chính sách quản lí đối với tiền ảo và thông tin mới nhất đưa rằng đã có 2 sàn giao dịch Nhật Bản đóng cửa vì chính sách đó.

Hai sàn giao dịch tiền mã hóa là Mr. Exchange và Tokyo GateWay đang tiến hành rút giấy phép hoạt động đăng ký với Cơ quan dịch vụ tài chính của Nhật Bản (FSA). Đây là giấy phép bắt buộc đối với các sàn giao dịch tiền điện tử để có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong nước.

Cả hai sàn giao dịch đều chưa đưa ra bất cứ thông báo chính thức nào trước báo giới mặc dù vào ngày 8 tháng Ba, Mr. Exchange thông tin rằng đơn vị này đã nhận được yêu cầu nâng cấp các giao thức nội bộ sau vụ tấn công Coincheck hồi cuối tháng Một. Vụ việc này gây thiệt hại khoảng 533 triệu đô-la tương đương với số lượng token tiền mã hóa NEM bị đánh cắp.

Hai sàn giao dịch nói trên sẽ không được phép đóng cửa cho tới khi người dùng rút hết quỹ hoặc được hoàn quỹ.

Dù vậy, đây vẫn là một diễn biến đáng chú ý do vào hồi đầu tháng này, các cơ quan quản lý Nhật Bản đã đóng cửa hai sàn giao dịch tiền mã hóa khác là FSHO và Bit Station do sai phạm an ninh. Cũng theo Nikkei, Bit Station cùng hai sàn giao dịch khác là Raimu và bitExpress đồng loạt xin rút giấy phép hoạt động với cơ quan quản lý.

Hãng truyền thông này cũng cho biết thêm, “Sẽ còn nhiều sàn giao dịch làm như vậy do FSA đã cho phép các sàn giao dịch tự nguyện dừng hoạt động trước khi bị buộc phải đóng cửa.”

Các sàn giao dịch tại Nhật Bản buộc phải đăng ký với FSA theo một bộ luật có liệu lực từ cuối tháng Ba. Dù nhiều sàn giao dịch được phép hoạt động cho tới nay, cơ quan quản lý nói trên buộc phải vào cuộc giám sát ngành công nghiệp này sau vụ đánh cắp Coincheck vừa qua.

Ngay cả Binance, sàn giao dịch cryptocurrency có trụ sở tại Hồng Kông, xếp thứ ba trên thế giới về khối lượng giao dịch trong 24 giờ, sẽ chuyển hướng các hoạt động của nó từ Nhật sang Malta sau những cảnh báo từ các nhà quản lý Nhật Bản. Binance đã dịch chuyển địa điểm hoạt động của mình nhiều lần bởi việc thắt chặt kiểm soát các quy định. Tháng chín năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã cấm các dự án ICO và đóng cửa các sàn giao dịch cryptocurrency. Kết quả là, Binance chuyển sang hoạt động ở Nhật Bản vào tháng mười.

5 nhân tố tạo nên một dự án ICO đáng đầu tư

Trước khi đầu tư vào bất kì lĩnh vực gì, bạn cần tìm hiểu kĩ thứ bạn chuẩn bị đầu tư vào và những khía cạnh liên quan của nó. ICO là những dự án sinh lời “chóng mặt” nhưng kèm theo đó là những rủi ro trong gang tấc.

ICO là gì?

ICO (Initial Coin Offering)/Crowdsale một hình thức duy động vốn đầu tư của các công ty Start-up có lẽ vẫn còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam, một hình thức đầu tư rất tiềm năng, được nhiều người lựa chọn thay vì đầu tư Bitcoin, Ethereum hay một số coin phổ biến khác.

Nếu một công ty nào đó mong muốn phát hành một đồng tiền điện tử của riêng họ thì thường họ sẽ tiến hành ICO trong một giai đoạn (thường từ 1-6 tháng). Và trong giai đoạn ICO họ sẽ bán số lượng cụ thể token nào đó cho các nhà đầu tư với giá rẻ để huy động vốn. Và sau đó khi kết thúc giai đoạn ICO (nếu thành công) thì số token đó sẽ chuyển thành một đồng tiền điện tử riêng của công ty đó và nó sẽ được niêm yết trên sàn với giá cao hơn nên nhà đầu tư sẽ nhân số tài sản nhiều lần.

Nhân tố tạo nên đánh giá một dự án ICO tiềm năng

Đánh giá nhóm phát triển và ban cố vấn dự án ICO

Bạn cần cân nhắc những câu hỏi sau Những thành viên nào là ban sáng lập của dự án?, Ban cố vấn dự án là ai?, Dự án từ quốc gia nào? Dự án ứng dụng công nghệ blockchain vào mục đích gì? Công ty/tập đoàn nào đứng sau dự án?

Tuy nhiên phần lớn các nhà đầu tư và người phát triển của dự án ICO đều ẩn danh trong bóng tối nên bạn cần biết thêm điều sau. Có hai loại dự án ICO:

Dự án ICO chạy lending (cho vay) và áp dụng chiến lược xây dựng cộng đồng qua MLM (đa cấp): Thường những dự án này “rất bí ẩn” và họ sẽ không công khai nhóm sáng lập hay ban cố vấn hoặc cha, mẹ, ông bà… của nó là ai nhé. Đầu tư vào các dự án này bạn cần trở về cách đánh giá số 1 (tức là phần lớn đánh giá website, cộng đồng và nghe ngóng thông tin là chủ yếu). Loại dự án kiểu này năm 2017 phát triển rất mạnh nhưng từ năm 2018 đã gần như sụp đổ và không còn nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư.

Dự án ICO có chiến lược và ứng dụng rõ ràng: Thường những dự án như thế này rất ít (đếm trên đầu ngón tay) và sẽ không cho nhiều lợi nhuận vì họ phát hành số lượng token trong giai đoạn ICO rất lớn. Những dự án này rất khó để x5 hay x10 vốn nhưng khả năng lên sàn và thành công rất cao do đó sẽ an toàn cho vốn đầu tư của bạn.

Dưới đây là 2 ví dụ về dự án ICO có nhóm sáng lập và ban cố vấn rõ ràng trong thời điểm hiện tại:

 

Do đó đến đây bạn cần phải thật tỉnh táo đối với các dự án ICO coin lending chạy theo mô hình MLM (Multi-level Marketing) thì bạn đừng phí công tìm ban sáng lập hay cố vấn vì gần như sẽ không có, hoặc thông tin đa số sẽ bị fake.

Cộng đồng và truyền thông ủng hộ

Điều quan trọng của một ICO tiềm năng là phải có một cộng đồng hỗ trợ đông đảo, ví dụ như một Slack công khai cho tất cả nhà đầu tư. Sự cởi mở của nhà phát triển là điều rất quan trọng trong việc chiếm được niềm tin của nhà đầu tư. Cùng nhìn vào quy mô và hoạt động của cộng đồng để đánh giá ICO có đáng tin hay không.

Ngoài ra, cũng cần đánh giá dự án thông qua các nguồn khác như reddit, twitter và facebook. Lưu ý xem kỹ những bài viết dạng “bounty” tức là chỉ toàn đưa ra những thông tin tích cực, cường điệu hóa dự án và không có cái nhìn khách quan. Lúc đó rất có thể dự án ICO không thật sự tốt như những gì bạn đọc được.

Số lượng mã token (giới hạn hay không giới hạn)

Một dự án ICO có số lượng token không giới hạn sẽ rất khó để tăng giá trong tương lai. Ngoài ra, số lượng token càng nhiều thì nhu cầu mua sẽ càng thấp, điều này làm cho nhà đầu tư khó bán ra hơn, tính thanh khoản sẽ giảm đi.

Chất lượng mã code – Xem trên Github

Nhà đầu tư như chúng ta thường không có kinh nghiệm về code lập trình nên khó xác định chất lượng của các nhà phát triển. Nhưng có một số cách chúng ta có thể xem xét:

Thứ nhất là tính nhất quán: Đọc bình luận trên Github, tránh các nhà phát triển lộn xộn vì “mỗi đoạn mã, phản ánh thái độ của nhà phát triển”

Thứ hai là độ dài 1 hàm: Một hàm chứa hơn 50 dòng lệnh sẽ khá là rối rắm. Hãy chọn những nhà phát triển với module dễ đọc và ngắn gọn.

Thứ ba là mã nguồn mở: Dự án tốt thường dùng mã nguồn mở, để khuyến khích cộng đồng đóng góp ý kiến và cải tiến chất lượng.

Đánh giá website dự án ICO

Phải nói rằng hầu hết chúng ta khi tìm hiểu một dự án ICO thì đều nhìn vào “bộ mặt” của nó để xem có chuyên nghiệp hay không? “Bộ mặt” đó không gì khác là giao diện website.

Hầu hết phần lớn chúng ta sẽ có cảm giác tin tưởng nếu website dự án ICO được thiết kế chuyên nghiệp. Tuy nhiên đây lại chính là điểm mà nhiều dự án đang dễ dàng tạo niềm tin bởi vì hiện nay họ có thể thuê một đội ngũ thiết kê chuyên nghiệp để chuẩn bị cho một… cuộc lừa đảo ngoạn mục!

Các yếu tố khác quan trọng hơn mà cần xem xét là:

#1. Kiểm tra domain (tên miền) được đăng ký bởi công ty nào? Có ẩn danh hay không? Đăng ký khi nào và trong thời gian bao nhiêu lâu?

#2. Kiểm tra lưu lượng truy cập (traffic) như thế nào? Nước nào truy cập nhiều nhất? Nguồn traffic đến từ đâu?

#3. Cộng đồng tham gia vào dự án qua các kênh media khác như Facebook, Twitter… có bao nhiêu người theo dõi, mức độ quan tâm như thế nào?

Đây chính là những vấn đề mấu chốt để bạn có một cái nhìn tổng thể vào một dự án ICO ở góc độ kỹ thuật và website cũng như bề nổi của cộng đông tham gia vào nó.

Cointext cho ra mắt Beta – Gửi Bitcoin Cash khi không có Internet

Vào tuần này, hệ thống tin nhắn văn bản trên Cointext thông báo ra mắt dịch vụ tính năng cho phép bất kì ai sử dụng điện thoại di động đều có thể giao dịch với Bitcoin Cash(BCH) mà không cần dịch vụ internet. Cointext sử dụng hình thức dịch vụ tin nhắn (SMS) của điện thoại và ra mắt Beta sẽ được thử nghiệm ở các nước như Hoa Kỳ, Canada, Nam Phi, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hà Lan và Anh.

Cointext ra mắt Beta cho phép người dùng gửi và nhận Bitcoin Cash bằng dịch vụ tin nhắn SMS

Người sử dụng Bitcoin Cash hiện nay có khả năng gửi BCH mà không có kết nối internet thông qua hình thức SMS của điện thoại di động. Vào ngày 27 tháng 3, các nhà phát triển của Cointext đưa ra phiên bản beta công khai trên hệ thống của nó. Nhà phát triển hàng đầu của Cointext, đồng thời cũng là người đồng sáng lập của công ty và CTO, Vin Armani, đã công bố Beta  ra mắt.

Armani cho biết rằng:

“Cointext được truyền bá sử dụng Bitcoin Cash một cách đơn giản và mạnh mẽ nhất vì nó hoạt động được hầu hết điện thoại di động và chúng ta  không cần bất kỳ kiến ​​thức nào về tiền điện tử để sử dụng nó”,.

Ứng dụng Killer

Bởi vì Cointext hoạt động qua hệ thống tin nhắn SMS trên điện thoại di dộng, hệ thống ví có thể làm được hầu hết các hệ thống ví Crypto truyền thống trước đây. Ví dụ, trên Cointext BCH có thể được gửi đến qua tính năng của điện thoại (loại Nokia) để phát triển ở các quốc gia khác nhau. Gần 2.000 cá nhân đã đăng ký trên sàn Cointext trong thời gian khởi động phần mềm để thử nghiệm hoạt động. Hệ thống này cho ra BCH miễn phí do sự đóng góp của cộng đồng BCH. Trong khi nguồn cung cấp cuối cùng, Cointext cho người mua lần đầu tiên sử dụng Bitcoin Cash với giá 0,50 đô la Mỹ với chữ ‘CASH’ vào số truy cập của công ty. Các Cointext khác có thể tìm thấy trên trang web của công ty.

Armani nhấn mạnh rằng: “Tiền, hay tiền tệ, luôn là ứng dụng giết người của  bitcoin, không chỉ đơn giản là một cửa hàng có giá trị.

 

Cointext hy vọng thu hút  hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới

Nhóm phát triển cho biết Cointext không nắm giữ các khoản tiền của người sử dụng, và tất cả các giao dịch trên tin nhắn SMS được giải quyết trên mạng BCH. Khách hàng sử dụng SMS không thể sửa đổi hoặc kiểm duyệt bất kỳ giao dịch nào, và nó không thể thu hồi vốn nếu người dùng mất số điện thoại. Công ty thu khoảng 0.05 USD  xu giá trị của BCH để gửi tin nhắn, và lệ phí luôn như nhau.

Armani cho biết : “Cointext tìm kiếm các phản hồi trong quá trình dùng thử Beta từ người dùng BCH. Người đồng sáng lập ra ứng dụng này cho biết “có thể được sử dụng ở 54 nước và thu hút sự chú ý của hàng tỷ người”.

“Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, chúng tôi sẽ tiếp cận số lượng truy cập vào tháng 4 và tháng 5, bao gồm các bản dịch ngôn ngữ đầu tiên”.

 

Nguyên nhân giá Bitcoin vẫn không thể “ngoi” nổi lên mức 8.000 USD trong những ngày qua

Sau một tuần tăng tới hơn 9.000 USD, giá của đồng tiền ảo nổi tiếng nhất thế giới – Bitcoin giảm mạnh chỉ còn hơn 7.000 USD khiến các nhà đầu tư lo ngại lịch sử rớt giá không phanh của tháng 1/2018 sẽ lặp lại. Nguyên nhận được xác định là do quyết định “sét đánh” của Twitter.

Theo biểu đồ diễn biến từ CoinDesk, giá Bitcoin liên tục suy yếu và tạo đáy ở ngưỡng. Đồng tiền này hiện đã từng dần dần hồi phục vào tuần trước nhưng chỉ sau một ngày le lói ở mức trên 9.000, giá Bitcoin vẫn tiếp tục chặng đường xuống dốc sụt giảm gần 3,5% và giờ đang phanh lại ở mức 7.900 USD.

Tốc độ suy giảm trên đẩy vốn hóa thị trường của Bitcoin xuống dưới 140 tỷ USD nhưng thị phần trong thế giới tiền ảo lại tăng mạnh, đạt 44,5% so với con số 43,7% những giờ trước đó.

Không chỉ có mỗi Bitcoin mà hàng loạt đồng tiền kỹ thuật số cũng rơi vào trạng thái suy yếu với tốc độ chủ yếu dưới hai chữ số.

Thông tin mới đây về lệnh cấm của một trong những mạng xã hội nổi tiếng nhất thế giới, Twitter là nguyên nhân chính đẩy Bitcoin tới một đợt bán tháo mới.

Cụ thể, Twitter sẽ chính thức cấm quảng cáo về gọi vốn thông qua tiền ảo (ICO) cũng như việc bán tiền kỹ thuật số. Người phát ngôn của Twitter cho biết: “Việc quảng cáo ICO cũng như bán hàng liên quan đến tiền ảo sẽ bị cấm trên nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi biết rằng loại nội dung này thường liên quan đến lừa đảo và gian lận”.

Quyết định của Twitter được đưa ra giống như những lời đồn đại trước đó và tiếp bước hai gã khổng lồ Facebook, Google. Có vẻ như các nền tảng truyền thông xã hội đang đẩy tiền ảo ra xa trong bối cảnh gia tăng sự tham gia của các nhà quản lý trên toàn cầu.

Động thái tương tự trước đó của Facebook và Google cũng đẩy giá Bitcoin suy giảm. Cuối tháng 1 vừa qua, Bitcoin đã mất giá tới 12% sau khi Facebook tuyên bố cấm mọi quảng cáo có liên quan đến tiền ảo.

Nếu vẫn tiếp tục tính trạng này, Bitcoin sẽ chẳng bao lâu nữa bị một đồng tiền khác vượt mặt hoặc rơi xuống mức giá đóng cửa.

 

Hôm nay, Twitter chính thức xác nhận cấm quảng cáo liên quan đến tiền ảo!

Twitter đã đưa ra lời xác nhân chính thức về việc cấm quảng cáo tiền kĩ thuật số trên mạng xã hội này. Xác nhận chính thức có hiệu lực bắt đầu từ hôm nay (27/3).

Twitter đã đính chính lời đồn bấy lâu bằng việc đi theo bước chân của Facebook và Google. Trong một bài báo, Twitter tiết lộ rằng lệnh cấm bao gồm các dự án ICO và mua bán điện tử. Luật cấm sẽ chính thức được thực thi trong 30 ngày nữa và sẽ bao gồm cả việc cấm đối với những sàn giao dịch điện tử, ví coin trừ khi chúng thuộc nững công ty công và nằm trong danh sách những sàn giao dịch chính. Twitter cho rằng mạng xã hội này sẽ hạn chế giao dịch tiền điệu tử tại Nhật Bản cho những người làm việc dưới sự quản lý của chính phủ quốc gia.

Chính bởi mong muốn đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng, lệnh cấm này sẽ chính thức được thực thi. Ngoài ra, Twitter đã thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn những tài khoản liên quan tới cryptos khỏi giao kết với những tài khoản khác trong một tình thế đáng nghi ngờ nhưng vẫn bị yêu cầu phải có nhiều hành động hơn nữa, hơn cả Facebook lẫn Google.

Thị trường tiền ảo vừa mới trải qua sự giảm sút vào hôm qua (26/3) giờ còn trượt giảm hơn nữa trong hôm nay (27/3) chính bởi thông tin “sét đánh” này của Twitter.

“Với sự gia nhập của dự án ICO tới thị trường đầu tư, để giữ được ví trí của ICO cũng như tiền ảo ở trên đầu là một nhiệm vụ rất khó khăn nhất là khi có sự can thiệp của Facebook và Twitter. Mặc dù khi những dự án ICO được vận hành, Twitter sẽ được hưởng một số lợi nhuận nhất định, sự tác động trở lại xấu của những dự án này mới là điều đáng lưu ý”

 

 

Bitmain đang phát triển những cỗ máy đào Ethereum ASIC

Một công ty nghiên cứu dẫn đầu của Wall Street đã cắt giảm giá target cho các nhà sản xuất chip hàng đầu như Nvidia và AMD. Công ty cũng xác nhận rằng nhà sản xuất Bitmain đang trong quá trình sản xuất máy đào đồng Ethereum ASIC.

Gần đây, ông chùm Bitmain ở Trung Quốc – nhà sản xuất máy đào coin lớn nhất Trung Quốc sử dụng chip ASIC (Application Specific Integrated Circuit) – chỉ vài tháng sau khi cho ra đời máy đào đầu tiên tương thích với Ethash, các thuật toán băm Proof-of-Work (PoW) đã được sử dụng bởi Ethereum và một loạt các loại crypto khác.

Được biết có ít nhất ba nhà sản xuất khác đã bắt đầu phát triển mỏ than Ethereum ASIC. Rolland – nhà phân tích Susquehanna – viết trong lưu ý, theo một báo cáo của CNBC.

“Trong chuyến đi của chúng tôi qua châu Á hồi tuần trước, chúng tôi xác nhận rằng Bitmain đã phát triển một ASIC… để đào Ethereum, và sẵn sàng cho chuỗi cung ứng lô hàng vào Quý II năm 2018”

“Mặc dù Bitmain có thể là nhà cung cấp ASIC lớn nhất (hiện tại 70-80% các ASIC đào Bitcoin) và là người đầu tiên đưa ra thị trường sản phẩm này, chúng tôi đã biết ít nhất ba công ty khác làm việc về các ASIC Ethereum, tất cả đều đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau.”

Vì các chip ASIC là những ứng dụng cụ thể nên chúng tối đa hoá hiệu quả đào coin, và cũng rất hữu ích cho những việc khác.

Cho đến bây giờ, Ethash đã kháng được ASIC, cho phép Ethereum và các đồng tiền mã hóa tương tự khác được khai thác bằng cách sử dụng các chip GPU thường được thấy trong các máy tính chơi game.

Là những nhà lãnh đạo trong ngành sản xuất GPU, Nvidia và AMD từng có nhiều lợi ích từ sự bùng nổ giá cả của tiền tệ kỹ thuật số hồi năm ngoái, có ảnh hưởng tương ứng đối với việc đào coin. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư coi hai công ty này là “cổ phiếu ủy quyền” cho ngành công nghiệp crypto.

Ví dụ, Monero đã hứa hẹn sẽ thay đổi thuật toán đào của mình một cách thường xuyên để duy trì khả năng kháng ASIC – nó có thể có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của AMD nói riêng.

Trên thực tế, AMD đã cảnh báo trong báo cáo hàng năm được công bố gần đây rằng nhu cầu GPU có thể bị “ảnh hưởng nặng nề” nếu các thợ mỏ ngừng mua máy đào.

Do đó, Susquehanna đã giảm mục tiêu giá cổ phiếu của AMD xuống còn $ 7,50 từ $ 13 và cổ phiếu Nvidia xuống còn $ 200 từ mức $ 215.

 

 

Bộ luật mới của Nga cho phép tiền ảo trở thành phương tiện thanh toán

Một bản luật dự thảo mới được đưa ra tại Nga nhằm bảo về quyền lợi của những người sở hữu tiền ảo. Bộ luật này xác định những khái niệm như “tiền ảo” hay “quyền của tiền ảo”. Luật này cũng liên quan tới việc đóng thuế, quyền thừa kế và sự phá sản.

Tiền kĩ thuật số dần trở thành phương tiện thanh toán

Việc sửa đổi bộ Luật Dân sự Nga gần đây có mục đích để tạo dựng mối quan hệ của tiền ảo với nền kinh tế của đất nước. Dự thảo được đồng chủ tịch Duma, Vyacheslav Volodin đồng chủ trì, và người đứng đầu Ủy ban Pháp luật của Nghị viện Pavel Krasheninnikov. Sáng kiến ​​của họ đã hợp pháp hoá các giao dịch tài chính trong môi trường kĩ thuật số.

Luật No424632-7 được đưa ra chỉ một tuần sau sự ra mắt của luật No419059-7 được biên soạn bởi Bộ tài chính. Trong phiên bản mới nhất này, luật lệ liên quan tới tiền kĩ thuật số cho phép việc cung cấp coin và khai thác coin nhưng cấm các cryptocurrency theo critics của nó. Số phận của crypto, như bitcoin, sẽ được quyết định bởi Ngân hàng Trung Ương Nga (CBR) – nơi mà nhiều lần phản đối việc lưu thông, trao đổi coin.

Theo luật mới, cryptocurrencies được gọi là tiền kĩ thuật số (tiền điện tử). Theo một số tờ báo, việc định nghĩa cryptos và những khái niệm kĩ thuật số khác là điều cần thiết để đảm bảo sự án toàn cho những giao dịch ảo. Bản dự thảo cho rằng việc chấp nhận chi trả chi phí, đặt cọc tiền, chuyển tiền bằng tiền ảo sẽ không bắt buộc tại nước Nga. Tuy nhiên, điều này cảnh cáo những người sử dụng tiền ảo rằng nếu sử dụng đồng tiền này cho việc chi trả các chi phí thì chắc chắn sẽ đi kèm với mạo hiểm.

Luật mới chính thức được ban hành vào tháng 5

Luật mới được mong đợi rằng sẽ khuyến khích cả những hợp đồng điện tử thông minh. Xác nhận mang tính kĩ thuật số cũng sẽ có giá trị như xác nhận trên giấy bằng chữ kí. Luật pháp bảo vệ quyền của tiền ảo còn tạo lên cơ sở cho cơ chế thuế trong không gian ảo và đồng thời đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn tệ nạn rửa tiền.

Nếu được thông qua, luật kinh tế kỹ thuật số mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 2018. Các quy định bổ sung sẽ xác định các khía cạnh khác nhau của các quyền kỹ thuật số và việc lưu hành tiền ảo. Luật này sẽ được phát triển với sự tham gia của Ngân hàng Trung ương Nga và Bộ Tài chính và Phát triển Kinh tế.

 

Sau khi bị quản lí Nhật Bản siết chặt, Binance chuyển hướng sang Malta

Dù mới chuyển sang Nhật Bản vào tháng 10 năm ngoái nhưng Binance đã không thể duy trì địa điểm của mình và dự kiến sẽ chuyển toàn bộ hoạt động sang Malta.

Binance, sàn giao dịch cryptocurrency có trụ sở tại Hồng Kông, xếp thứ ba trên thế giới về khối lượng giao dịch trong 24 giờ, sẽ chuyển hướng các hoạt động của nó từ Nhật sang Malta sau những cảnh báo từ các nhà quản lý Nhật Bản.

Binance đã dịch chuyển địa điểm hoạt động của mình nhiều lần bởi việc thắt chặt kiểm soát các quy định. Tháng chín năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã cấm các dự án ICO và đóng cửa các sàn giao dịch cryptocurrency. Kết quả là, Binance chuyển sang hoạt động ở Nhật Bản vào tháng mười.

Nhưng vào thứ sáu vừa qua, theo các phương tiện truyền thông địa phương cho biết Binane đã nhận được một bức thư cảnh cáo từ Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (JFSA) cho biết sàn giao dịch này đang hoạt động ở Nhật Bản mà không có giấy phép. FSA lên kế hoạch sẽ làm việc với cảnh sát để đưa ra cáo buộc tội hình sự nếu Binance không ngừng hoạt động ở quốc gia này.

Changpeng Zhao, Giám đốc điều hành của Binance lại xem nhẹ bản báo cáo.

Ông đã đăng một bài tweet vào thứ sáu qua:

 “Chúng tôi đã nhận được một bức thư đơn giản từ JFSA khoảng một giờ trước”, “luật sư của chúng tôi đã gọi cho JFSA ngay lập tức, và sẽ tìm ra một giải pháp.”

Sau đó, ông tuyên bố rằng Binance đang dịch chuyển hoạt động đến quốc đảo Địa Trung Hải của Malta.

Vào ngày thứ bảy, ông đã đăng một bài tweet khác để để xoa dịu các nhà đầu tư. “Không cần phải lo lắng”. “Một số thông tin tiêu cực hóa ra lại trở thành tích cực trong thời gian dài”. Có vẻ Binance sẽ nhận được sự chào đón nồng hậu từ Malta.

“Chào mừng đến với Malta” là dòng tweet của Thủ tướng Minister Joseph Musca.

“Chúng tôi mong muốn trở thành những người tiên phong trên toàn cầu trong việc điều hành hoạt động kinh doanh dựa trên blockchain và thẩm quyền về chất lượng và sự lựa chọn của các công ty fintech đẳng cấp quốc tế.”

Việc Binance chuyển tới Malta gần như là một điều chắc chắn nhưng bên này không tiết lộ thời gian mở cửa văn phòng mới.