Giá của Binance Coin, Nem  tiếp tục tăng mặc dù thị trường suy giảm

 

Vào thứ 4, Giá Binance Coin và NEM tiếp tục tăng, ngay cả khi các đồng tiền kỹ thuật số khác đăng đang suy giảm mạnh.

Bitcoin, Ethereum tiếp tục giảm

Ngày hôm qua, ngày đáng buồn cho  các Trader về tiền kỹ thuật số vì thị trường Crypto đỏ sàn. Giá Bitcoin đã giảm 4% còn 8.812 USD, trong khi Ethereum giảm 5% xuống còn 667 USD.

Nhìn chung, tổng vốn hóa thị trường đã giảm 3,3% trong 7 ngày vữa qua xuống còn 67 tỷ USD.

Tuy nhiên, hai đồng tiền điện tử Binance Coin và Nem đã có thể chống lại bối cảnh giảm giá này bằng sự tăng trưởng của chúng.

Giá NEM tăng lên khi rút tiền ở Coincheck

Thứ nhất, NEM đạt được mức tăng 7% luôn ổn định ở mức tăng này trong những ngày vừa qua. Tại một thời điểm, giá NEM đã tăng cao lên tới 0,54 USD  trong giao dịch trong ngày, mặc dù nó đã tăng lên đến giá trị hiện tại là 0,45 USD.

NEM hiện có mức vốn hóa thị trường là 4,3 tỷ USD, một dấu hiệu cho biết nó đã quay lại vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng thị trường  CoinMarketCap gần hai tháng sau khi tụt khỏi top 10 trong hoàn cảnh” tiền điện tử đã bị hack trong giao dịch ở sàn Coincheck .

Nó cũng giống như việc hack ở  Coincheck đã tác động đến sự suy giảm của NEM. Nhà điều hành giao dịch trong tuần này đã bắt đầu trả khoản bồi thường cho khoảng 260.000 người dùng bị biến mất tài sản của  NEM do hành động trộm cắp, và khoản bồi thường – đã được trả tiền – gần gấp đôi giá NEM hiện tại.

Do đó, dường như các nhà đầu tư đang sử dụng các quỹ này để mua lại NEM của họ, và trong một số trường hợp, sử dụng các quỹ bổ sung để tăng giá trị nắm giữu NEM của họ lên trên mức mà họ đã có trong thời điểm bị hack.

Binance Coin tăng lên trong giao dịch tự do theo công nghệ Blockchain

Ngay cả sự leo thang của NEM cũng bị che khuất bởi Binance Coin (BNB), BNB đã tăng mạnh 20% lên 9,66 USD, nâng mức vốn hóa thị trường lên 1 tỷ USD và cho phép nó leo lên vị trí 25 trong bảng xếp hạng của CoinMarketCap.

Vào thứ ba, BNB là kết quả trực tiếp cho biết Binance đang xây dựng giao dịch tiền điện tử tự do dựa trên ” Binance Chain ” – một blockchain công khai dành riêng cho BNB, mặt khác, BNB hiện là đồng tiền điện tử  thông báo ERC20, sẽ được chuyển sang công nghệ blockchain mới và phục vụ như là tài sản cơ bản của nó. Hiện nay, vẫn chưa rõ ràng khi Binance Chain và DEX sẽ ra mắt, nhưng công ty cho biết sẽ tiết lộ thêm chi tiết trong tương lai gần.

Bạn đọc xem thêm tại:

Trang chủ công ty NNT: http://nntminer.com/
Website tin tức thông tin tiền ảo: http://tienaoviet.com/
Website thông tin cho thợ mỏ: http://trumdaotien.com/
Link phụ bán máy đào tiền ảo:
banmaydaocoin.joomla.com

 

Bitcoin được đưa vào khoá học của sinh viên Đại học tại Chicago

Chicago, tụ điểm đầu tư, nơi có CME, Cboe, là trung tâm năng lượng tài chính của Mĩ và thế giới. Thật không bất ngờ rằng sinh viên tại Chicago được trau dồi kiến thức về thứ thiết yêu tạo lập nên nền kinh tế tương lai của đất nước họ – bitcoin.

Giáo dục về bitcoin

Những sinh viên khoa tài chính, kinh doanh và cả khoa học công nghệ đặt ra nhu cầu được học hỏi hơn nữa về bitcoin và công nghệ tạo nên chúng. Bởi vậy, những nhà giáo sư tại các trường đại học đang chuẩn bị cho thử thách này.

Tuy trong quá khứ, những cuộc tranh cãi về bitcoin đều bị trì hoãn và dở dang nhưng học về tiền kĩ thuật số ngày này là một phần củng cố tài chính cho đất nước. DePaul trợ lí của giáo sư Lamont Black nói rằng: “Học sinh của chúng tôi đang trong quá trình thành lập lớp học đó về bitcoin”.

Học viện công nghệ Illinois dự kiến sẽ bắt đầu lớp học đầu tiên về công nghệ blockchain vào mùa hè này. Giáo sư Gib Basset, Bộ trưởng Bộ tài chính, sẽ giảng dạy về bitcoin trong khoá học “lần đầu tiên trong lịch sử” Chicago Exchanges MBA trong tháng này đúng như nhu cầu của sinh viên ông. Ông nói “Sinh viên của tôi muốn hiểu hơn về bitcoin… Chúng nghe có vẻ như điên rồ và lố bịch nhưng những bạn của chúng, những người mà ba năm trước dành thời gian chơi bitcoin, giờ đã trở thành tỉ phú… Chắc cắn ta sẽ có một sự tiếp nối thế hệ”.

Đừng bị thụt lại phía sau!

“Không chỉ cần phải cố gắng tiến lên phía trước, chúng cần phải học cách tránh bị bỏ lại phía sau” – Sarit Markovich – giảng viên tại Northwestern University’s Kellogg School of Management. Cô bắt đầu công cuộc giảng dạy về bitcoin 5 năm trước và kể lại rằng: “Tôi nhận ra sự khó khăn trong việc đáp ứng như cầu của sinh viên. Chúng chỉ muốn nghe về những câu chuyện tài chính ngân hàng và cả sự lien doanh, những nguồn thu nhập…”.

Năm 2017, hơn 50% số học sinh trở nên hứng thú với tiền kĩ thuật số. Giờ đây, cô đã đồng ý tổ chức một lớp học mới chuyên sâu vào lĩnh vực này cho những sinh viên MBA.

Andrew Miller, giáo sư trưởng công nghệ kĩ thuật của trường Đại học Illinois đang dự tính mở một lớp học về hợp đồng thông minh để tăng thêm sự thú vị. Con số sinh viên đăng kí học lớp này tăng lên vùn vụt bởi họ cho rằng đây là cơ hộ lí tưởng để hoà nhập vào một thế giới với tài chính công nghệ phát triển.

Trang chủ công ty NNT: http://nntminer.com/

Website tin tức thông tin tiền ảo: http://tienaoviet.com/

Website thông tin cho thợ mỏ: http://trumdaotien.com/

Link phụ bán máy đào tiền ảo:

banmaydaocoin.joomla.com

 

 

 

Ứng dụng lịch Calendar 2 chính thức trở lại Mac App Store, 1 ngày sau khi bị gỡ bỏ vì đào tiền điện tử Moreno trên máy người dùng

Nhà phát triển Qbix đã phải xóa bỏ khả năng đào coin và cho phép người dùng sử dụng các tính năng cao cấp miễn phí trong vòng 1 năm tới.

Vào ngày hôm qua (14/3), Apple đã gỡ bỏ ứng dụng lịch Calendar 2 khỏi nền tảng Mac App Store sau khi phát hiện ứng dụng này đã đào tiền điện tử Moreno và gây ảnh hưởng tiêu cực đến thiết bị của người dùng. Ngay sau đó, nhà phát triển của Calendar 2 đã đồng ý loại bỏ tính năng đào tiền tiền điện tử này và ngay sau đó được Apple cho phép đưa ứng dụng trở lại App Store.

Calendar 2 vốn được xem là một phiên bản mở rộng cho ứng dụng Calendar của Apple. Tuy nhiên, nhà phát triển Qbix lại âm thầm cho phép người dùng truy cập các tính năng cao cấp miễn phí, đổi lại Calendar 2 sẽ được phép đào tiền điện tử  Moreno thông qua thiết bị của họ. Vấn đề nằm ở chỗ: Ngay cả khi người dùng đã vô hiệu hóa tính năng này, Calendar 2 vẫn sẽ tiếp tục đào coin trên máy tính của họ. Một người dùng Twitter thậm chí còn chia sẻ: “Calendar 2 “ngốn” đến 200% CPU trước khi tôi phát hiện ra và tắt tính năng đào tiền điện tử đó đi”.

Sau khi Calendar 2 bị gỡ bỏ, CEO Greg Magarshak của Qbix cho biết họ đã vi phạm chính sách 2.4.2 của Apple: “Hãy thiết kế ứng dụng của bạn để sử dụng hiệu năng thiết bị một cách hiệu quả. Các ứng dụng không nên làm giảm dung lượng pin quá nhanh, không sinh nhiệt quá nhiều hoặc không khai thác tài nguyên thiết bị đến mức quá tải”.

Magarshak cũng tiết lộ Qbix đã lập tức xóa bỏ các tính năng liên quan đến đào tiền điện tử chỉ trong 1 giờ sau đó, đồng thời đàm phán với Apple để đưa ứng dụng của mình trở lại App Store. Ngoài ra, hãng này sẽ cho phép người dùng sử dụng các tính năng cao cấp miễn phí trong vòng 1 năm. Đây được xem là phương pháp hợp lý sau khi Calendar 2 đã thu về được 2.000 USD sau 3 ngày chỉ nhờ khai thác tiền điện tử Moreno. Toàn bộ số tiền này sẽ được đầu tư để phát triển, cải thiện những tính năng khác trong tương lai.

Đây là trường hợp đầu tiên Apple công khai xử lý ứng dụng đào tiền điện tử và là lời cảnh báo đến tất cả các công ty, doanh nghiệp, nhà phát triển đang có ý định lợi dụng tính năng này. Tiền điện tử Moreno vốn là đối tượng ưa thích của các chương trình đào coin bởi nó không ảnh hưởng quá nặng nề đến CPU so với các loại tiền điện tử khác. Tuy nhiên, sau khi người dùng phát hiện ra nó “ngốn” hiệu năng khủng khiếp thế nào, Magarshak cũng phải tỏ ra quan ngại trước tình trạng các chương trình đào coin đang ngày càng tiêu tốn điện năng toàn cầu.

xem thêm tại :

Trang chủ công ty NNT: http://nntminer.com/
Website tin tức thông tin tiền ảo: http://tienaoviet.com/
Website thông tin cho thợ mỏ: http://trumdaotien.com/
Link phụ bán máy đào tiền ảo:
banmaydaocoin.joomla.com

 

Google sẽ thực hiện lệnh cấm tất cả các quảng cáo liên quan đến Crypto vào tháng 6

Gần đây, thị trường Crypto đã chịu tác động bởi những tin đồn tiêu cực về tiền điện tử làm cho sự biến động về giá của nó. Từ đầu năm nay, những tin đồn cấm giao dịch tiền điện tử ở Hàn quốc, Trung Quốc và Nga đã được báo chí đề cập nhật thường xuyên. Vào ngày 13 tháng 3 vừa qua, theo một báo cáo mới nhất về chính sách tài chính cũng đã cho biết Google sẽ tiến hành cấm tất cả các quảng cáo liên quan đến tiền điện tử vào tháng 6.

Thông tin về một lệnh cấm quảng cáo tiền điện tử được đưa ra chỉ vài ngày sau khi các nhà quảng cáo tiền điện tử  sử dụng Google Adwords đã nhận thấy một sự sụt giảm mạnh về số lần xem các quảng cáo của họ, theo các bài viết trên các trang hỗ trợ Adwords. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Google Adwords đã từ chối bất kỳ thay đổi nào trong các quy định Dịch vụ Tài chính của họ, có thể nó đã ngăn chặn quảng cáo liên quan đến dịch vụ  ICO.

Theo chính sách sản phẩm tài chính mới được cập nhật của Google, không có quảng cáo về “tiền điện tử và nội dung liên quan (bao gồm nhưng không giới hạn đối với dịch vụ ICO , giao dịch bằng tiền điện tử, ví điện tử  và phần mềm giao dịch tiền điện tử)” ​​sẽ được chấp nhận.

Động thái này đã có tác động đến tất cả các sản phẩm quảng cáo của Google, có nghĩa là các công ty sẽ không thể phân phối quảng cáo có liên quan đến tiền điện tử  trên các trang web của riêng họ về công cụ tìm kiếm , cũng như các trang web bên thứ ba trong mạng của họ.

Ngày 14 tháng 3,Scott Spencer, Giám đốc Quảng cáo của Sustainable Ads  ở Google, đã có ý kiến rằng:

“Chúng tôi không có một quả cầu pha lê để biết tương lai sẽ đi kèm với những đồng tiền điện tử, nhưng chúng ta đã chứng kiến ​​mức độ tổn thương của người tiêu dùng hoặc tiềm năng gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Đó là một lĩnh vực mà chúng tôi muốn tiếp cận một cách thận trọng”.

Vào tháng 1, Facebook đã cấm quảng cáo liên quan đến tiền điện tử, việc làm này là giúp cho “các hoạt động lừa đảo.”

Các quảng cáo về Cryptocurrency cũng đã được thông báo sẽ  biến mất khỏi các trang web truyền thông xã hội của Trung Quốc giữa giao dịch tiền điện tử  và ICOs .

Bạn nghĩ gì về hành động của Google? Biết thêm thông tin bạn đọc theo dõi tại :

Trang chủ công ty NNT: http://nntminer.com/
Website tin tức thông tin tiền ảo: http://tienaoviet.com/
Website thông tin cho thợ mỏ: http://trumdaotien.com/
Link phụ bán máy đào tiền ảo:
banmaydaocoin.joomla.com

 

 

Chính phủ Ấn Độ “bó tay” trong việc xoá sổ bitcoin

Hàng năm nay, chính phủ Ấn Độ đang chật vật trong việc dẹp bỏ vấn đề tiền kĩ thuật số. Những nỗ lực như tìm hiểu thêm về tiền điện tử và cố gắng đưa chúng vào một khuôn phép đều không hiệu quả và đều bị dồn vào quyết định cuối cùng “chúng bất hợp pháp”. Dù luôn lên tiếng ngăn chặn đồng tiền này nhưng chính phủ Ấn vẫn đánh thuế vào sự giao dịch của nó.

Mâu thuẫn trong những quyết định của Ấn Độ

Rất nhiều sự cảnh cáo được đưa ra về những vấn đề liên quan tới tiền điện tử vì vậy rất nhiều quan chức chính phủ đã cho rằng đồng tiền này là bất hợp pháp. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là những đồng tiền kĩ thuật số ví dụ như bitcoin sẽ không bao giờ bị cấm hoặc bị quản lí bởi bất kì quốc gia nào.

Vào tháng 2/2018, truyền thông Ấn cho rằng những bộ máy luật lệ có ảnh hưởng nhất định nhưng để cho ra một luật lệ dễ hiểu và hợp lí về những đồng tiền điện tử thì chưa có. Hai uỷ ban thuộc bộ tài chính Ấn Độ đã cố gắng tìm hiểu về những đồng tiền này và có mong muốn chính phủ sẽ tạo ra một luật cố định cho chúng. Người thì muốn bác bỏ sự sử dụng của nó trên đất nước nhưng người kia vẫn đang suy nghĩ kĩ lượng cho việc này.

Shaktikanta Das, chủ của panel, giờ đây cho rằng để điều phối tiền kĩ thuật số là một nhiệm vụ khó khăn bởi kể cả có những luật lệ cấm đoán được đưa ra, người Ấn Độ vẫn sẽ thực hiện giao dịch từ nhà. Quartz nói rằng “Chính phủ không thể xâm nhập vào từng nhà một để kiểm tra”. Nhận ra thử thách lớn này, một quan chức trong bộ tài chính Ấn Độ đã đưa ra lời gợi ý như sau:

“Hãy chấp nhận rằng không thể có cách nào hiệu quả cho việc quản lí tiền ảo”

Liệu “Diều hâu” có hoá thành “Bồ câu”?

Gần đây, một chuyên gia tài chính đã lên tiếng phản bác về tiền kĩ thuật số – cho rằng chúng không có asset base. Tuy nhiên, Das đã phản đối luận điểm này và cho rằng không có một bằng chứng nào cho thấy tiền kĩ thuật số bất hợp pháp và bằng chứng biểu hiện mối đe doạ đến nền tài chính của chúng tới đất nước cũng như sự phát triển của xã hội.

Arun Jaitley, một nhà tài chính Ấn Độ nổi tiếng nói rằng tiền điện tử không bị coi là bất hợp pháp tuy nhiên, chính phủ ở Delhi sẽ đưa ra nhiều biện pháp để giảm thiểu những hành động phi pháp phát sinh trong quá trình giao dịch. Đồng thời, những ngân hàng thương mại đang thực thi nhiều biện pháp khác nhau để kiềm chế những giao dịch liên quan tới tiền điện tử. Tuy nhiên, Chính phủ Ấn Độ lại muốn lạm dụng tiền kĩ thuật số và những lợi nhuận mà chúng mang lại. Vào tháng 2/2018, thuế thu nhập của người Ấn Độ giảm đáng kể và được lưu ý bởi ít nhất 100.000 nhà đâu tư tiền ảo.

Cấm Bitcoin – Một dự án không thiết thực

Mặc dù áp lực ngày một tăng cao, những nhà đầu tư tiền ảo không vì thế mà ngừng phát triển. Theo một nghiên cứu gần đây, những công việc mới liên quan tới tiền ảo đã tăng lên gần như 300% chỉ trong 6 tháng. Một cuộc điều tra khác cũng cho rằng người Ấn đang tin vào một tương lai sáng lạn của tiền điện tử ở đất nước của họ. Rất nhiều người còn chơi tiền ảo tại nước ngoài như một biện pháp dự bị.

Chuyên gia cho rằng việc quản lí tiền ảo không khó bằng quản lí bitcoin, nhưng phương án loại bỏ chúng hoàn toàn đó cũng không mấy khả thi. “Sẽ rất tốt nếu nền tài chính toàn cầu hoạt động giống như bitcoin nhưng vì nó không hề hoạt động theo xu hướng như vậy, bitcoin và tiền ảo nói chung sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới bộ máy tài chính của Ấn Độ” – Anirudh Rastogi nói với Quartz.

Trang chủ công ty NNT: http://nntminer.com/
Website tin tức thông tin tiền ảo: http://tienaoviet.com/
Website thông tin cho thợ mỏ: http://trumdaotien.com/
Link phụ bán máy đào tiền ảo:
banmaydaocoin.joomla.com

 

Đồng Binance tăng 25% trong 24 giờ qua

Binance coin vừa tăng thêm 25% trong 24 giờ qua với giá trị tăng lên tới 11 đô la. Theo như những nguồn tin đưa về sự tăng vọt này, điều này có thể mamg lại một “tailored blockchain” mà được giao dịch tự do. Tổng vốn hoá thị trường vừa giảm 1 triệu đô và gần 200 triệu đô vừa được giao dịch trong 24 giờ qua.

Đồng binance vừa chạm số hàng thứ 24 trong tổng những đồng tiền kĩ thuật số theo nguồn thông tin của thị trường và coinmarketcap.com và đồng tiền xếp sau nó là Zcash với thị trường vốn hoá 780.431 triệu đô.

Giá của đồng Binance vì thế cũng tăng vọt, cứu rỗi cho sự sụt giảm mạnh mẽ của đồng tiền này vào tháng 12 năm ngoái (tăng tới 21.78 đô vào ngày 13/1/2018, sau đó sụt giảm mạnh vào 7.38 đô vào đầu tháng 2 và đang trong quá trình phục hồi giá trị cho tới bây giờ. Tuy giá trị của đồng tiền này có sự tăng giảm quanh năm, nó vẫn được giao dịch rộng rãi thời gian gần đây.

 

Công nghệ blockchain mới sẽ sinh lợi nhuận?

Binance – đồng tiền luôn đứng trong top 3 khối lượng giao dịch hàng ngày của Hồng Kong được cho rằng sẽ đi theo kế hoạch tailored blockchain. Người này cũng cho rằng Binance Chain sẽ chủ yếu tập trung vào việc chuyển giao và giao dịch blockchain assets, đồng thời hé lộ một tương lai tốt hơn cho blockchain assets.

Changpeng Zhao, CEO của Binance, tweet rằng Binance đang lớn lên rất mạnh mẽ và không có thời gian cho việc bắt đầu một thứ mới. Vậy nên, điều duy nhất ông có thể làm là bắt đầu một Binance khác. Những dòng tweet này còn được đi kèm với logo của Binance như một minh chứng công khai cho kế hoạch sắp tới của Binance.

 

Giao dịch tư do mang lại hậu quả

Giao dịch tự do cho phép người dùng trao đổi tiền kĩ thuật số một cách tự do, không qua bên thứ 3, tuy nhiên điều này có thể khiến sàn giao dịch tự do đó bị tấn công nhằm cướp lời và số tiền bị thiệt hại có thể lên tới hơn 1 tỉ USD.

Sàn giao dịch tự do được biết tới nhiều nhất EtherDelta, cho phép người dùng giao dịch ERC20 tokens được chạy bằng công nghệ blockchain Ethereum. Không một sàn giao dịch nào an toàn tuyệt đối bởi website của họ cho phép đăng nhập tự do, nhưng ít bị thiệt hại ở quy mô lớn.

Vào ngày 8/3/2018, giá đồng bitcoin giảm xuống mức dưới 9,500 đô la và được cho là bị hack bởi một người thế lực thuộc Binance. Ngày lập tức, Binance phủ nhận tin đồn ấy và Zhao đã lên tiếng đính chính về thông tin này. Bởi vậy, thị trường lại trở về mức ổn định.

Đội ngũ Binance cho rằng những hackers đã cướp đi thông tin của khách hàng tại sàn giao dịch Binance tại một cuộc tấn công vào tháng 2. Sau đó, chúng sử dụng những tài khoản đã cướp được như một thứ để giả danh người dùng thật và tấn công hẳn một đồng tiền kĩ thuật số ở khối lượng giao dịch của nó.

 

Sự phát triển tiềm năng trong tương lai

Binance được cho rằng sẽ tiến xa sau khi được ra mắt vào tháng 7 năm 2017 và sau này giá trị của nó sẽ tăng lên mức tầm 15 triệu đô. Không những vậy, khách hàng lớn của Binance đang có mật độ lớn nhất ở Trung Quốc.

Binance đang rất có tiềm năng để trở thành đồng tiền kĩ thật số có khối lượng giao dịch lớn nhất.

Trang chủ công ty NNT: http://nntminer.com/
Website tin tức thông tin tiền ảo: http://tienaoviet.com/
Website thông tin cho thợ mỏ: http://trumdaotien.com/
Link phụ bán máy đào tiền ảo:
banmaydaocoin.joomla.com

Đối thủ “không ngờ” của máy đào coin VGA GTX 1080 – CPUU Threadripper

Ngoài tuyên bố trên, AMD còn công bố những tính năng lí tưởng của CPU, hơn đứt VGA GTX 1080 như vừa “cày” vừa chơi game và làm những việc khác như một máy tính thông thường.

Đối với những thợ mỏ chuyên nghiệp, CPU hiếm khi là sự lựa chọn của họ. Điều này cũng dễ hiểu, bởi đã từ rất lâu, những thuật toán sử dụng để đào tiền mã hóa được cho là tối ưu hơn hẳn cho GPU, dẫn đến việc sử dụng GPU để đào tiền mã hóa sẽ sinh lời nhiều hơn so với việc sử dụng CPU. Đây cũng chính là điều khiến cho thị trường VGA trên toàn thế giới bị rơi vào cảnh “bão giá”, do các “thợ mỏ” tích cực đi “càn quét” các cửa hàng bán phần cứng máy tính để mua VGA với số lượng lớn.

Tuy nhiên, với việc tuyên bố rằng CPU Threadripper của hãng cũng có khả năng sinh lời từ việc đào tiền mã hóa chẳng kém gì những chiếc VGA cao cấp cả, có vẻ như AMD đang cố gắng thay đổi suy nghĩ của các thợ mỏ về CPU.

Chúng ta đều biết rằng, chiếc CPU Threadripper của AMD là một “con quái vật” đúng nghĩa, được thiết kế chuyên cho việc hoạt động đa nhiệm các tác vụ nặng nề. Thực sự, rất khó để có thể ép con quái vật này phải sử dụng đến 100% sức mạnh của mình, kể cả khi bạn vừa chơi game 4K, vừa encode, vừa stream ở độ phân giải 1080p, vừa thực hiện việc render video clip. Bên cạnh đó, chiếc CPU này còn sở hữu 32MB cache L3 – thứ mà theo lời AMD chính là một trong những yếu tố đem lại khả năng “đào mỏ” rất tốt cho con chip này.

Và ông 

Trong khi đó, thử nghiệm ở điều kiện tương tự, theo tính toán của NiceHash thì một chiếc VGA GTX 1080 đem lại lợi nhuận mỗi tháng khoảng 94,56 USD.

Tất nhiên những con số kể trên chỉ là ước đoán, và vẫn còn rất nhiều biến số khác có thể ảnh hưởng đến những con số nói trên, như khả năng tối ưu của hệ thống, số nhân và luồng của CPU mà bạn dành ra để đào coin, cũng như các biến động về tỉ giá giữa các đồng tiền mã hóa khác nhau.

Tuy nhiên, việc đào tiền mã hóa bằng một chiếc CPU khủng khiếp như Threadripper, có một lợi thế vượt trội hơn hẳn khi sử dụng GPU – chính là việc bạn vẫn có thể làm những việc khác khi đang đào. Khi sử dụng card đồ họa để đào tiền mã hóa, bạn sẽ ép chiếc VGA ở trong tình trạng chạy 100% sức mạnh liên tục, và những chú “trâu cày” này ngoài đào coin ra sẽ chẳng làm được gì khác nữa. Trong khi đó, theo như những gì mà AMD cho biết thì với Threadripper, bạn vẫn có thể chỉ dùng khoảng 50~70% CPU để đào tiền mã hóa và làm những việc khác với cỗ máy tính của mình. Đồng thời, xét về mức giá thì Threadripper có giá 899 USD, trong khi GTX 1080 hiện tại có giá dao động từ 849 đến 999 USD.

Cùng với đó, AMD cũng cho biết mặc dù nằm trong cùng phân khúc giá, nhưng chiếc CPU 10 nhân Core-i9 7900x của Intel chỉ mang lại hiệu quả đào tiền mã hóa bằng khoảng 40% so với Threadripper. Thực hư chuyện này ra sao, chúng ta sẽ phải chờ đến những bài thử thực tế mới có thể biết được.

Theo genk.vn

Trang chủ công ty NNT: http://nntminer.com/
Website tin tức thông tin tiền ảo: http://tienaoviet.com/
Website thông tin cho thợ mỏ: http://trumdaotien.com/
Link phụ bán máy đào tiền ảo:
banmaydaocoin.joomla.com

Chuồng đặt máy đào coin bất hợp pháp đã bị phát hiện tại Nga

Một nhà máy đào coin bất hợp pháp vừa được phát hiện tại thành phố Orenburg tại Nga. Chuồng lớn này được phát hiện tại một nhà máy bỏ hoang. Kẻ cầm đầu của dự án tiền kĩ thuật số bất hợp pháp này đã làm tiêu hao số điện có trị giá lên tới 60 triệu rubles Nga và có nguy cơ ngồi tù.

Đây là một trong những chuồng lớn nhất tại Nga

Thấy được sự bất thường trong sự tiêu thụ điện của nhà máy, cảnh sát Nga đã điều tra ra đây là một trong những nhà máy đào coin lớn nhất đất nước. Những kẻ đào mỏ này đã đặt chuồng của họ tại một nhà máy bị bỏ hoang một cách bất hợp pháp.

Theo như cách mà truyền thông gọi đây là “ hiện trường từ The Matrix”, những nhà khảo sát đã tìm thấy những thiết bị máy đào trong bộ máy xử lí. Chuồng đặt máy đào được trang bị mạch hiện đại chứ không phải thẻ video nguyên bản được dùng bởi những người thợ mỏ không chuyên nghiệp.

Thiết bị ASIC là thiết bị phổ biển được dùng để đào bitcoin vì chúng có khả năng cung cấp năng lượng điện tử cần thiết để xử lí giao dịch. ASIC tiêu thụ một lượng lớn năng lượng điện và toả ra hơi nóng đáng kể. Thiết bị làm lạnh cần thiết đã được cung cấp bởi những quạt thông gió.

Chuồng này được phát hiện sau khi những nhân viên của một công ty công nghi ngờ về lượng điện lớn được tiêu thụ bởi một nhà máy thuộc về chính phủ bị bỏ hoang từ lâu.

Theo đánh giá sơ bộ, thiết bị đào coin “nghiền năng lượng”đã sử dụng một lượng điện trị giá 60 triệu rubles Nga (hơn 1 triệu đô Mĩ). Những thợ mỏ ấy thậm chí không hề trả một đồng cho chi phí này và nếu bị phát hiện bởi cảnh sát, họ có thể bị ngồi tù 10 năm.

Đào coin trên quy mô công nghiệp

Đào tiền kĩ thuật số đã trở nên nổi tiếng với người Nga nhờ lượng điện chi phí thấp mà nó hao tốn. Bởi vậy, rất nhiều công dân Nga đang cố gắng tạo coins dựa vào nguồn GPU tại nhà.

Một thông báo gần đây chỉ ra rằng những nhà thợ mõ không chuyên không thu được nhiều lợi nhuận như bạn tưởng. Một vài tôn giáo của nước Nga nói rằng họ đã sẵn sàng cho việc sở hữu một công cụ đào coin theo quy mô nhỏ. Chính phủ Leningrad Oblast đã mời thợ mỏ tới một xưởng hạn nhân bị bỏ hoang một vài năm. Bộ kinh tế Nga và công ty vận hành NPP đã ủng hộ với dự án này.

Liên bang Nga đã sẵn sàng đầu tư khai thác tiền điện tử. Nhà và các doanh nghiệp là nơi tiêu thị điện lên tới gần 60% trên tổng lượng điện mà cả nước cung cấp. Gần đây, một doanh nhân Nga tiêu tốn lượng điện bằng hai nhà máy sản xuất điện chỉ cho đào bitcoin. Những nhà đầu tư nước ngoài cũng được khuyến khích tham gia vào vòng xoáy đào coin này.

Tuy nhiên, chuồng đặt máy đào bitcoin ở Orenburg chưa nhận được bất cứ sự cho phép nào từ chính phủ Nga. Những đồng tiền điện tử được giao dịch tại nhà máy bỏ hoang đó chắc chắn không phải thuộc về chính phủ. Tuy nhiên, người ta cho rằng nhà máy bất hợp pháp này là một trong những chuồng đặt máy đào coin được vận hành lớn nhất tại Nga.

Trang chủ công ty NNT: http://nntminer.com/

Website tin tức thông tin tiền ảo: http://tienaoviet.com/

Website thông tin cho thợ mỏ: http://trumdaotien.com/

Link phụ bán máy đào tiền ảo:
banmaydaocoin.joomla.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tìm hiểu về MACD qua cuốn Technical Analysis – Power Tools for Active Investors của Gerald Appel

 

  1. MACD – Chỉ báo tối ưu để chọn thời điểm?

Mô hình MACD mà tôi xây dựng trong cuối thập niên 70 nay đã trở thành một trong những công cụ kỹ thuật phổ biến nhất. MACD được sử dụng rộng rãi trong giới đầu tư trong nhiều thị trường khác nhau, từ các nhà đầu từ ngắn hạn đến dài hạn trong thị trường cổ phiếu, trái phiếu và các thị trường đầu tư khác. MACD là một chỉ báo được cài đặt mặc định trong hầu hết các chương trình, phần mềm giao dịch trên máy tính.

MACD có thể sử dụng ở đa khung thời gian. Nếu bạn có đủ số liệu theo tháng, MACD cũng có thể giúp phân tính các xu hướng dài hạn hơn nữa. Nó cũng được áp dụng ở các khung thời gian ngắn hơn, giúp ta phân tích các xu hướng trung hoặc ngắn hạn thông qua sử dụng các số liệu theo ngày hoặc tuần. Nó cũng có thể được dùng trong phân tích xu hướng trong ngày, theo phút, theo giờ, phù hợp với các phương pháp giao dịch ngắn hạn. Chỉ báo này luôn có khả năng cho biết các điểm vào/ra thị trường khá chính xác: một trong các tính năng mạnh nhất của nó là khả năng phát hiện điểm kết thúc của xu hướng, hay những cơ hội vào thị trường sau một loạt các biến động mạnh của thị trường trung hạn. Tuy nhiên có một điều lạ lùng là mặc dù được sử dụng rất rộng rãi, lại có rất ít bài bài viết về MACD hay những cách ứng dụng của nó để làm sao nhiều người có thể tiếp cận và hiểu được bản chất của chỉ báo này.

  1. Phạm vi đề cập

Tôi sẽ đề cập đến rất nhiều vấn đề liên quan đến MACD. Trước tiên, ta sẽ ôn lại những khái niệm quan trọng và cách xây dựng chỉ báo này. Dựa trên đồ thị giá ta sẽ xem xét lịch sử của thị trường biến động qua thời gian, qua nhiều hoàn cảnh khác nhau bằng cách kết hợp các mô hình của MACD. Bạn cũng sẽ nhận được các gợi ý cho các điểm mua/bán tối ưu, khi nào nên giữ lệnh, khi nào nên thoát dựa trên MACD; làm thế nào để đặt dừng lỗ (stop loss); và đặc biệt là cách phối hợp MACD với các công cụ thị trường khác. Mặc dù trong phần này chủ yếu nói về MACD, một số khái niệm khác cũng sẽ được nhắc đến nhằm mục tiêu cao nhất là đo lường được động lượng của thị trường.

  1. Thành phần cơ bản của MACD

Đồ thị 8.1 mô tả thành phần và các khái niệm cơ bản của MACD

Có thể dùng đường trung bình di động thường thay cho đường hàm mũ, nhưng đường hàm mũ thì bám xu hướng giá sát hơn.Chỉ báo MACD được hình thành từ hiệu của một đường trung bình động hàm mũ dài hạn (ở đây là đường 26 ngày) và một đường trung bình động hàm mũ ngắn hạn (đường 12 ngày). MACD thường tăng khi xu hướng ngắn hạn mạnh lên và giảm khi xu hướng ngắn hạn yếu đi. Biểu đồ sọc dưa phía dưới của đồ thị đo lường sự khác biệt giữa đường trung bình hàm mũ 12 ngày và 26 ngày.

Nhìn trên đồ thị, ta thấy đường trung bình hàm mũ ngắn hạn nhạy cảm hơn với giá so với đường dài hạn. Khi giá giảm, đường ngắn hạn giảm nhanh hơn đường dài hạn. Nếu xu hướng giảm tiếp diễn, đường ngắn hạn có thể sẽ cắt đường dài hạn từ phía trên xuống. Giá tiếp tục giảm, đường ngắn hạn sẽ đi xuống ngày càng xa đường dài hạn.

Khi xu hướng giảm giá kết thúc, đường trung bình ngắn hạn sẽ có xu hướng nằm ngang trước đường dài hạn, sau đó sẽ hướng lên trên khi giá tăng lên và cắt đường dài hạn.

MACD có thể được thể hiện bằng một tập hợp các thanh bar (vùng “A” trên đồ thị) hoặc bằng một đường cong (cả 2 cách đều được vẽ ở Đồ thị 8.1). Mức 0 xảy ra khi đường trung bình ngắn hạn cắt đường dài hạn. Tại mức này, xu hướng ngắn hạn và dài hạn nằm ở mức cân bằng tạm thời, và lực của xu hướng ngắn hạn và dài hạn cũng thường hoán đổi ở đây. Khoảng cách giữa đường ngắn hạn và dài hạn càng lớn thì các giá trị MACD cũng tăng theo.

  1. Các khái niệm cơ bản
  • MACD thể hiện sự khác biệt giữa trung bình động hàm mũ ngắn hạn và trung bình động hàm mũ dài hạn.
  • Khi xu hướng thị trường đi lên, đường trung bình ngắn hạn sẽ tăng nhanh hơn đường dài hạn. Đường MACD sẽ hướng lên trên.
  • Khi xu hướng thị trường yếu đi, đường trung bình ngắn hạn sẽ có xu hướng nằm ngang, sau đó hướng xuống dưới đường dài hạn nếu xu hướng giảm giá tiếp tục. Đường MACD sẽ giảm dưới mức 0.
  • Xu hướng yếu đi sẽ được phản ánh qua sự thay đổi trong hướng đi của MACD, nhưng sự đảo chiều thực sự của xu hướng thì phải được xác nhận bởi các chỉ báo khác (sẽ đề cập ở phần tới).
  • Trong quá trình vận động của giá, đường trung bình ngắn hạn sẽ di chuyển ra xa (phân kỳ) và lại gần (hội tụ) đường trung bình dài hạn, bởi vậy mà ta đặt tên chỉ báo này là MACD (hội tụ – phân kỳ của trung bình động).

Các thông số nào của các đường trung bình di động sẽ phù hợp cho MACD? Thực ra không có nguyên tắc cứng nhắc nào cả, tuy nhiên dưới đây tôi sẽ giới thiệu một số thông số hợp lý. Theo nguyên lý chung, đường trung bình động dài hạn sẽ có độ lớn gấp 2 đến 3 lần độ lớn của đường ngắn hạn. Đường ngắn hạn có giá trị càng nhỏ thì MACD càng nhạy cảm với các biến động ngắn hạn của thị trường. Sự kết hợp của đường 12 và đường 26 trong Đồ thị 8.1 được sử dụng rộng rãi nhất nhưng không phải là sự kết hợp duy nhất. Các ví dụ minh họa trong chương này sẽ giới thiệu nhiều thông số khác nhau của đường MACD.

  1. Xác nhận xu hướng

MACD sẽ trở nên tin cậy hơn nếu các tín hiệu ngắn hạn của nó được xác nhận bởi các xu hướng dài hạn hơn. Ví dụ, tín hiệu MACD theo ngày cho mua sẽ tin cậy hơn nếu MACD tuần và tháng cũng hình thành các mô hình ủng hộ. Tương tự, tín hiệu bán sẽ có cơ hội thành công hơn nếu xu hướng dài hạn của thị trường cũng đang đi xuống.

Đồ thị 8.2 minh họa thành phần tiếp theo của MACD: đường tín hiệu.

Đồ thị này sử dụng đường MACD là hiệu của hai đường trung bình hàm mũ 19 và 39 ngày, còn đường tín hiệu là trung bình hàm mũ 9 ngày của đường MACD.Theo như minh họa ở Đồ thị 8.2, đường tín hiệu là một trung bình hàm mũ của các mức MACD chứ không phải của giá. Đường tín hiệu thường được tạo ra bằng cách lấy trung bình hàm mũ từ 3 đến 9 ngày của đường MACD. Thời gian lấy trung bình càng ngắn, độ nhạy của đường tín hiệu sẽ càng cao.

  1. Đường tín hiệu

Mặc dù những thay đổi trong hướng đi của MACD (từ giảm chuyển sang tăng hay ngược lại) và những sự giao cắt của đường MACD lên trên hoặc xuống dưới mức 0 cho ta những dấu hiệu quan trọng, sự giao cắt của MACD với đường tín hiệu của nó cũng đóng góp những ảnh hưởng không kém. Theo nguyên lý chung, sau khi đường MACD đổi hướng từ giảm sang tăng, tín hiệu mua sẽ được xác nhận khi MACD cắt từ dưới lên trên đường tín hiệu.

Xem minh họa trong Đồ thị 8.3 dưới đây (chú ý rằng MACD cắt đường tín hiệu sau khi MACD đã đổi hướng, nhưng thường là trước khi MACD cắt mức 0).


Các Nguyên Tắc Bổ Trợ Quan Trọng Trong Hoạt Động Mua/ Bán
Đồ thị 8.3 minh họa việc xác nhận các tín hiệu mua/bán khi MACD cắt từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới đường tín hiệu của nó. Qua nhiều năm nghiên cứu tôi nhận thấy nếu vào lệnh ngay khi MACD đảo chiều thì sẽ có cơ hội thu lời lớn hơn là đợi tới khi nó cắt đường tín hiệu. Tuy nhiên, như vậy sẽ có nhiều giao dịch hơn, đồng nghĩa với việc tăng chi phí giao dịch.

Những nguyên tắc sau là những bổ trợ rất quan trọng cho những nguyên tắc mua/bán cơ bản dựa trên MACD:

  • Tín hiệu mua sẽ tin cậy hơn khi MACD đã cắt từ trên xuống dưới mức “0” sau khi xuất hiện tín hiệu bán gần nhất. Khi có tín hiệu mua, MACD không nhất thiết phải ở dưới mức “0”, nhưng nó phải có lúc nằm dưới mức “0” trong xu hướng giảm trước đó.
  • Tín hiệu bán sẽ tin cậy hơn khi MACD đã cắt từ dưới lên trên mức “0” sau khi xuất hiện tín hiệu mua gần nhất. Khi có tín hiệu bán, MACD không nhất thiết phải ở trên mức “0”, nhưng nó phải có lúc nằm trên mức “0” trong xu hướng tăng trước đó.
  • Trong những lúc thị trường có xu hướng mạnh, thường là vào giai đoạn đầu của một xu thế tăng mạnh, MACD sẽ có xu hướng hồi lại trên mức “0” một ít. Trong trường hợp này, nếu MACD có bị hồi lại xuống dưới mức “0” một chút thì ta cũng có thể coi như điều kiện mua đã được thỏa mãn. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp thì ta cần MACD cắt mức “0” một cách rõ ràng.
  1. Cơ Sở Của Các Nguyên Tắc Bổ Trợ

Các đồ thị ví dụ trong chương này cho ta thấy có nhiều lúc MACD đổi hướng hoặc cắt lên trên hay xuống dưới đường tín hiệu trong quá trình giá tăng/ giảm. Những sự giao cắt như vậy cho ta những tín hiệu ban đầu rất quan trọng.

Theo nguyên lý chung, chỉ nên bán khi thị trường đang ở trạng thái quá mua, chỉ mua khi thị trường ở trạng thái quá bán, hoặc ít nhất là cũng đang ở phía dưới. Với việc chỉ mua khi MACD đã cắt xuống dưới mức “0” hay bán khi MACD đã cắt lên trên mức “0”, ta đã thiết lập được nguyên tắc “mua đáy” và “bán đỉnh” chứ không phải cứ khi xu hướng thị trường có những thay đổi nhỏ là lao vào mua/ bán.

Các nguyên tắc bổ trợ ở trên sẽ làm giảm số lần giao dịch (đồng thời giảm chi phí giao dịch) cũng như giảm thiểu những tín hiệu giả. Vì vậy, chúng ta phải ghi nhớ và tuân thủ những nguyên tắc này.

  1. Sử Dụng Phân Kỳ Để Nhận Biết Các Tín Hiệu Tin Cậy

Phân kỳ âm (giảm giá) xảy ra khi giá có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng yếu tố phản ánh động lượng (lực) của giá lại không tăng một cách tương ứng.

Phân kỳ dương (tăng giá) xảy ra khi giá có đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng yếu tố phản ánh động lượng (lực) của giá lại không giảm một cách tương ứng.

Việc yếu tố phản ánh động lượng đi ngược với xu hướng của giá cho thấy tại đó, xu hướng giá hiện tại đã bắt đầu yếu đi. Phân kỳ báo hiệu một sự đảo chiều thị trường sắp diễn ra. Đây cũng là một trong các tín hiệu đảo chiều khá tin cậy.

Đồ thị 8.4 Các tín hiệu mua/bán được phân kỳ xác nhận

Các tín hiệu mua/ bán được phân kỳ xác nhận thường có độ tin cậy cao hơn khi không có phân kỳ.

Trên Đồ thị 8.4, ta thấy giữa tháng 10 và 11 xuất hiện hai đỉnh 1 và 2. Với đỉnh 1, giá và MACD cùng đồng thời tạo đỉnh. Ở đây thì MACD, một yếu tố phản ánh động lượng, đã xác nhận xu hướng tăng của giá. Sau đó ta thấy giá giảm và MACD cũng hướng xuống, nhưng sự suy giảm này không sâu và nhanh chóng đảo chiều.

Nhưng hãy xem điều gì đã xảy ra với đỉnh 2? Giá đã tạo một đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, nhưng MACD thì lại không xác nhận điều đó mà lại tạo một đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ. Sự phân kỳ này của MACD báo hiệu giá sẽ giảm mạnh, và thực tế đã diễn ra đúng như vậy.

Xu hướng giảm tiếp diễn cho tới khi hình thành đáy 3. Có một tín hiệu mua đã bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng 11, sau đó giá và MACD lại giảm tiếp để hình thành đáy mới. Giá giảm đến khi hình thành đáy 4. Thế còn MACD thì sao? Khi giá tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ, MACD đã không làm được điều đó. Như vậy phân kỳ dương đã được hình thành, báo hiệu rằng giá sẽ tăng trở lại, và thực tế cũng đã diễn ra đúng như vậy.

  1. Các Ví Dụ Thêm

Đồ thị 8.5 cho ta thêm các ví dụ về phân kỳ dương và âm giữa giá và động lượng.

Ở đáy số 6, MACD không phân kỳ, do đó ta không vào lệnh mua ở đây. Tuy nhiên, tín hiệu mua ở đáy 7 lại được phân kỳ dương xác nhận (lưu ý về sự mâu thuẫn xu hướng giữa giá và MACD), do đó, có cơ sở vững chắc hơn nhiều. Việc giá tăng mạnh sau đó đã khẳng định điều này.Trên Đồ thị 8.5, vùng 6 và 7 cho thấy có phân kỳ dương giữa MACD và xu hướng giá. Vùng 8 và 9 thì cho thấy có phân kỳ âm, và nó cũng đã được kiểm chứng bằng việc kết thúc một xu hướng tăng giá. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì sau khi có phân kỳ âm, giá cũng không giảm mạnh ngay lập tức. Đường MACD được sử dụng ở đây có thành phần là các đường trung bình hàm mũ 6 và 19 ngày. Ở trong chương này, tôi sẽ dùng nhiều thông số khác nhau cho MACD để minh họa các đường MACD ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn. Ở một chừng mực nào đó, việc này có thể sẽ dẫn đến sự mẫu thuẫn giữa các nguyên tắc giao dịch, nhưng nói chung, nó không ảnh hưởng nhiều đến thời điểm vào/ thoát lệnh.

Xu hướng tăng sau đó dừng ở vùng 8 khi MACD bắt đầu cho một tín hiệu bán có vẻ rất đúng thời điểm, nhưng như vậy là chưa đủ. Chỉ khi giá xuất hiện đỉnh 9 đi kèm với phân kỳ âm của MACD thì tín hiệu về một lực mua đã yếu đi mới được xác nhận một cách rõ ràng hơn. Tuy nhiên, hiệu lực của phân kỳ âm này chưa diễn ra ngay lập tức trong vài tuần sau đó. Tín hiệu này có vẻ diễn ra hơi sớm một chút, nhưng ta có thể thấy chỉ ngay sau đó một thời gian, giá đã giảm mạnh vào những ngày đầu năm 2000.

  1. Nâng Cao Độ Tin Cậy Của MACD Thông Qua Việc Sử Dụng Các Thông Số Khác Nhau


Ưu Điểm Của Sự Kết Hợp Giữa Hai Đường MACD
Đồ thị 8.6 minh họa độ chính xác của các tín hiệu mua/ bán khi sử dụng các thông số khác nhau cho MACD. Hãy so sánh hai trường hợp: tín hiệu mua sử dụng các thông số nhỏ hơn (do đó MACD cũng nhạy cảm hơn), còn tín hiệu bán sử dụng các thông số lớn hơn (độ nhạy cảm của MACD cũng thấp hơn).

Giá chứng khoán thường có tốc độ giảm nhanh hơn tốc độ tăng, bởi vậy trong thực tế, sử dụng từ 2 đến 3 đường MACD sẽ có lợi hơn. Các kết hợp khác nhau sẽ phù hợp cho tín hiệu bán hay tín hiệu mua.

Ví dụ: Hãy xem lại Đồ thị 8.6: Ở đây ta sử dụng 3 yếu tố mới, thứ nhất là đường trung bình 50 ngày (đường thường chứ không phải đường hàm mũ) để xác định xu hướng thị trường (thực ra, việc áp dụng này tùy thuộc vào mỗi người). Theo nguyên tắc chung, ta sẽ giả định rằng xu hướng chủ đạo là trung tính hoặc có thể tăng nếu đường trung bình 50 ngày nằm ngang hoặc hướng lên trên. Còn nếu nó hướng xuống, ta sẽ giả định xu hướng thị trường là giảm.

Đồ thị 8.6 có hai biểu đồ ở phần dưới. Biểu đồ phía trên là đường MACD (12,26,9). Biểu đồ phía dưới là đường MACD (19,39,9), có độ nhạy cảm thấp hơn so với đường (12,26,9).

Hoàn toàn có thể sử dụng các thông số khác, nhưng tôi phát hiện ra rằng dùng đường (12,26,9) phù hợp hơn cho tín hiệu mua, còn đường (19,39,9) thì phù hợp hơn cho tín hiệu bán với điều kiện là xu thế chung của thị trường có chiều hướng đi xuống (cho dù là rất nhỏ).

Nếu xu hướng thị trường mạnh, thì có thể dùng các đường có độ nhạy cao hơn, có thể là (6,19,9) cho tín hiệu mua, đường này sẽ cho tín hiệu vào lệnh sớm hơn đường (12,26,9). Còn tín hiệu bán thì vẫn sử dụng đường (19,39,9)

Còn khi xu hướng thị trường yếu, bạn có thể dùng đường (12,26,9) cho cả tín hiệu bán và mua.

Hãy xem lại Đồ thị 8.6 để hiểu rõ hơn cơ sở của các nguyên tắc này:

Thị trường đã giảm đến mức quá bán vào tháng Ba khi được cả 2 đường MACD (12,26,9) và MACD (19,39,9) khẳng định. Tuy nhiên, rõ ràng là đường (12,26,9) đã hình thành 2 đáy phân kỳ tăng giá, và cắt từ dưới lên trên mức “0” trước đường (13,39,9). Trong ví dụ cụ thể này, có thể tín hiệu mua có trước vài ngày cũng không tạo lợi thế lớn lắm, nhưng nói chung, càng có tín hiệu mua sớm thì càng có cơ hội mua được ở vùng giá thấp, đặc biệt là trong một thị trường đang có xu hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, cần ghi nhớ là tín hiệu mua chỉ được xác nhận khi đường MACD đã cắt mức “0” từ trên xuống từ khi có tín hiệu bán trước đó.

Sang đến tháng 5, ta thấy đường (12,26,9) cắt đường tín hiệu từ trên xuống vào giữa tháng, cho tín hiệu bán sớm hơn so với đường (13,39,9). Một lần nữa, trong trường hợp cụ thể này, sự khác biệt về mức giá vào lệnh cho bởi 2 đường này không có sự khác biệt đáng kể. Nhưng đường chậm hơn lại có ưu thế khi để cho xu thế tăng của thị trường kết thúc hẳn thì mới ra tín hiệu. Chúng ta sẽ xem xét thêm các ví dụ tiếp theo để kiểm nghiệm điều này. Và vẫn phải nhớ rằng tín hiệu bán chỉ được xác nhận khi đường MACD đã cắt từ dưới lên trên mức “0” từ khi có tín hiệu mua trước đó.

Tổng Kết Lại Các “Nguyên Tắc Vàng”:

  • Cần sử dụng ít nhất 2 đường MACD: đường nhanh cho tín hiệu mua, đường chậm hơn cho tín hiệu bán.
  • Khi thị trường có xu hướng tăng mạnh, hãy mua “rất nhanh” và bán “rất chậm”. Cũng có thể dùng đường (6,19,9) để cho tín hiệu mua thay cho đường (12,26,9). Dùng đường (19,39,9) cho tín hiệu bán.
  • Khi thị trường trung lập hay có xu hướng tăng yếu, hãy mua “nhanh” và bán “chậm”. Dùng đường (12,26,9) cho tín hiệu mua, đường (19,39,9) cho tín hiệu bán.
  • Khi thị trường có xu hướng giảm mạnh, hãy mua “nhanh” và bán “nhanh”. Có thể dùng đường (12,26,9) cho cả tín hiệu mua và bán. Trong trường hợp này, sẽ có lúc ta bán trước khi đường (19,39,9) cắt từ dưới lên trên mức “0”.
  1. Sử dụng MACD trong xu hướng tăng mạnh


Đường (6,19,9) khá nhạy cảm đã cho một tín hiệu mua rất tốt vào tháng 4. Tuy nhiên, tín hiệu bán cho bởi đường này lại xuất hiện quá sớm. Đường (19,39,9) không cho tín hiệu bán cho tới tận cuối tháng 6. Thị trường tiếp tục tăng cho tới cuối tháng 7, nhưng một tín hiệu mua mới đã xuất hiện (được cho bởi đường 6,19,9) ngay trên mức thoát lệnh ở cuối tháng 6 một chút. Tín hiệu bán trong tháng 10 khá đúng thời điểm và đã phản ánh lợi thế của đường MACD có thông số lớn trong các chiến lược bán.MACD là một chỉ số cho tín hiệu khá đúng thời điểm, nhưng nó không phải là hoàn hảo. Trong Đồ thị 8.7 ta thấy, đôi khi trong một xu hướng tăng, MACD lại cho những tín hiệu bán không chuẩn. Có thể thấy rõ rằng, dùng MACD có thông số lớn sẽ cho tín hiệu bán chính xác hơn, trong khi dùng MACD có thông số nhỏ sẽ rất phù hợp cho các chiến lược mua vào trong giai đoạn này. Ở đây các đường tín hiệu trên đồ thị là những đường trung bình hàm mũ lấy qua 9 ngày của các mức MACD.

  1. Sử dụng MACD trong xu hướng giảm


Đồ thị 8.8 thể hiện hiệu năng của MACD trong xu hướng giảm. Dễ thấy các tín hiệu mua thì không hiệu quả lắm, vì ngược với xu hướng thị trường. Tuy nhiên, không phải mọi lệnh mua đều bị lỗ. Ngược lại, các tín hiệu bán thì lại rất hiệu quả.Tín hiệu bán cho bởi MACD thường chính xác hơn trong xu hướng giảm.

Trong ví dụ này, đường (12,26,9) dùng cho mua, đường (19,39,9) dùng cho bán. Trong những xu hướng giảm, sẽ là thích hợp hơn nếu ta áp dụng chiến lược bán, hoặc thoát nhanh khi mua. Có thể sử dụng được MACD nhanh hơn cho tín hiệu bán. Nếu để ý kỹ trên đồ thị, ta sẽ thấy rằng đường (12,26,9) đã cho các tín hiệu bán sớm hơn và tốt hơn so với đường (19,39,9).

Lưu ý, trong xu hướng giảm bạn nên sử dụng các thông số sao cho việc mua thì khó hơn, còn bán thì dễ dàng hơn.

Tổng kết lại, chỉ báo MACD không giúp thu lời hoặc gây lỗ nhiều khi bạn giao dịch ngược với xu hướng thị trường, nhưng thường lại rất hiệu quả khi giao dịch thuận với xu hướng chính. Đặc tính này của MACD giúp trader có thể chắc chắn rằng ngay cả khi vào lệnh ngược hướng chính, lỗ sẽ được hạn chế nếu dự đoán sai, còn nếu dự đoán đúng thì lệnh đó đã được đặt chính xác ngay tại điểm thị trường đổi hướng.

  1. Tùy chỉnh MACD để có được những cơ hội tin cậy trong thị trường tăng trưởng mạnh

Ta đã xem xét 1 ví dụ mà ở đó MACD đã cho tín hiệu bán quá sớm và không hiệu quả, mặc dù các nguyên tắc cơ bản trong mua/ bán đều đã được thỏa mãn. Vì vậy ta có thể sửa đổi nguyên tắc bán trong một thị trường đang có xu hướng tăng. Các điều kiện sau đây sẽ đảm bảo tín hiệu bán sẽ được xuất hiện chậm hơn nhưng tin cậy hơn.

  • Thị trường phải đang ở trong xu hướng tăng, được xác nhận bởi đường SMA50. Dùng đường MACD có thông số lớn (chậm) cho tín hiệu bán.
  • Tại thời điểm lần đầu tiên đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống dưới, hãy kiểm tra có hiện tượng phân kỳ âm không (kiểm tra cả MACD bán và MACD mua).
  • Nếu không có phân kỳ, và giá trong xu hướng tăng thì bạn có thể bỏ qua tín hiệu bán đầu tiên cho bởi MACD, mà nên vào lệnh ở tín hiệu thứ hai.
  • Kế hoạch dự phòng: có thể vào lệnh bán khi khi đường giá cắt đường SMA50 từ trên xuống. Thời điểm vào lệnh này có thể sẽ diễn ra sau khi MACD cho tín hiệu bán.
  1. Ôn tập trên đồ thị

Trong một xu hướng tăng, nếu không có phân kỳ âm, ta có thể bỏ qua tín hiệu bán đầu tiên. Tuy nhiên, ta sẽ vào lệnh bán ở tín hiệu cho lần thứ hai. Như minh họa trên đồ thị, việc sửa đổi nguyên tắc đã trì hoãn lệnh bán từ cuối tháng 9 sang cuối tháng 10.Trong ví dụ này, ta dùng đường (6,19,9) cho tín hiệu mua, đường (19,39,9) cho tín hiệu bán.

16.1. Vào lệnh bằng phân kỳ dương

Tín hiệu mua lần đầu thực ra đã có vào giữa tháng 7 nhưng đã mất hiệu lực ngay trong đầu tháng 8 – không có tín hiệu mua/ bán nào được thể hiện trên đồ thị trong thời kỳ này. Tín hiệu mua thứ 2 xuất hiện vào giữa tháng 8 được ủng hộ bởi phân kỳ dương của đường (6,19,9), đồng thời đường MACD này cũng đã cắt đường tín hiệu. Không lâu sau đó đường (19,39,9) cũng đã xác nhận tín hiệu mua này.

16.2. Kết hợp MACD và đường trung bình để xác nhận xu hướng

Giá trái phiếu tăng cho tới cuối tháng 9, đường SMA50 hướng lên trên đã tái xác nhận xu hướng tăng đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn này. Cả hai đường (6,19,9) và (19,39,9) đều tạo đỉnh đồng thời với đường giá, và cả hai cũng cùng hướng xuống dưới khi giá giảm. Ở đây đã không có phân kỳ âm; chỉ khi hình thành đỉnh tiếp theo thì MACD mới cho ta thấy phân kỳ âm đã xuất hiện.

16.3. Tín hiệu bán đầu tiên không được phân kỳ âm ủng hộ

Giá đã giảm đủ để có một tín hiệu bán vào cuối tháng 9 khi mà đường MACD chậm hơn đã tăng trên mức “0” (theo đúng nguyên tắc), rồi cắt đường tín hiệu từ trên xuống. Tuy nhiên, đây là tín hiệu bán đầu tiên xuất hiện sau tín hiệu mua gần nhất, trong khi xu hướng chính là tăng, và không có phân kỳ âm, do vậy ta nên bỏ qua tín hiệu bán này.

16.4. Tín hiệu bán thứ hai được phân kỳ âm xác nhận

Giá nhanh chóng phục hồi và tạo đỉnh vào tháng 10. Lần này thì đã có sự khác biệt: giá và MACD đã tạo phân kỳ âm. Bởi vậy ta sẽ vào lệnh bán ở tín hiệu này (và cũng là tín hiệu bán thứ 2). Có thể thấy việc bỏ qua lệnh bán lần trước là rất hợp lý. Trong trường hợp này, giá có tăng thêm sau khi có tín hiệu bán, nhưng cuối cùng cũng quay đầu giảm và mang lại cho ta lợi nhuận khá tốt.

16.5. Sử dụng đường trung bình để vào lệnh

Ta sẽ làm gì nếu sau khi có tín hiệu bán đầu tiên, giá không tăng mà lại giảm? Ở đây đường SMA50 sẽ được dùng đến như một phương sách cuối cùng. Khi giá giảm xuống cắt đường SMA50, ta có thể vào lệnh bán.

Bạn cũng có thể hình dung ra rằng việc điều chỉnh nguyên tắc bán này (bán khi không có sự xuất hiện của phân kỳ âm) sẽ không được chắn chắn cho lắm. Tuy nhiên, nếu bạn có vào lệnh thì nhớ đặt mức dừng lỗ để kiểm soát rủi ro của mình.

Trong một xu hướng tăng, tín hiệu bán không có sự xuất hiện của phân kỳ âm sẽ chứa đựng nhiều rủi ro, ngay cả khi giá đã quay đầu xuống cắt đường SMA50.

  1. Dừng lỗ khi bị ngược hướng


MACD là chỉ báo tốt nhưng không phải hoàn hảo. Đôi lúc MACD đưa ra tín hiệu mà sau đó giá lại đi ngược hướng.Ở ví dụ trên đã có 1 lệnh mua vào ngày 8 tháng 3, nhưng sau đó giá đã giảm mạnh. Ta phải tìm điểm để thoát lệnh (bán) hợp lý. Đường MACD (19,39,9) không tăng lên trên mức “0”, không có tín hiệu bán nào cho bởi đường này. Do vậy, ta dùng nguyên tắc bán bổ trợ như sau: bán khi đường MACD mua (6,19,9) sau khi cho tín hiệu mua đã giảm xuống thấp hơn đáy hình thành trước tín hiệu mua. Ở đây ta không dùng tín hiệu tạo đáy trên đường giá, mà là trên MACD (có đáy sau thấp hơn đáy trước).

Đồ thị 8.10 minh họa cách dừng lỗ bằng MACD sau khi mua theo tín hiệu của MACD nhưng giá lại giảm. Đường MACD bán (19,39,9) đã không tăng lên được trên mức “0”, một điều kiện tiên quyết để có tín hiệu bán tiếp theo.

Tín hiệu mua ở đầu tháng 3 được hỗ trợ bởi các điều kiện cơ bản: SMA hướng lên trên, MACD (6,19,9) cắt lên trên đường tín hiệu của nó. Giá tăng rất chậm sau khi vào lệnh, không đủ lực để đường MACD (19,39,9) có thể tăng lên trên mức “0”. Đến cuối tháng 3, giá bắt đầu giảm xuống dưới các mức hỗ trợ từ đầu tháng (đây cũng có thể là tín hiệu để dừng lỗ mà không cần dùng đến MACD). Giá tiếp tục giảm, đường MACD (6,19,9) giảm xuống dưới đáy tạo từ cuối tháng 2, đầu tháng 3, báo hiệu rằng lực giảm đã mạnh lên. Việc phá vỡ các mức hỗ trợ trong đường MACD mua này đã cho ta tín hiệu bán để dừng lỗ.

Lưu ý: Các tín hiệu bán để dừng lỗ hoặc thoát lệnh cho bởi MACD sau đó thường cho ta cơ hội mua vào khá tốt. Thường thì tín hiệu mua sẽ xuất hiện ở quanh mức MACD đã cho tín hiệu bán. Ví dụ trên đã cho ta thấy điều này.

Xin nhắc lại một điểm quan trọng ở đây là tín hiệu bán để dừng lỗ ở đây xảy ra khi mức hỗ trợ trên MACD bị phá vỡ, chứ không phải mức hỗ trợ trên đường giá. Sự điều chỉnh kế hoạch dừng lỗ này giúp chúng ta tránh được trường hợp thoát lệnh (dừng lỗ) quá sớm.

Ý kiến của người dịch: đây là ví dụ về chứng khoán, còn đối với forex thì ta phải xác định được mức dừng lỗ (stop loss) từ trước khi vào lệnh.

  1. Phối hợp giữa MACD và các chỉ báo kỹ thuật khác


Việc kết hợp giữa phân tích đường xu hướng và các mô hình MACD thường mang lại hiệu quả cao. Sử dụng đồng thời 2 công cụ này sẽ tốt hơn là sử dụng đơn lẻ từng công cụ.Xem trên đồ thị: Đường MACD cắt đường tín hiệu được xác nhận bởi đường xu hướng vẽ trên MACD có độ tin cậy khá cao.

Đồ thị 8.11 minh họa các tình huống khi các tín hiệu mua xuất hiện ngay tại khu vực mà các đường xu hướng giảm (trên MACD) bị phá vỡ, và các tình huống mà các tín hiệu bán được xác nhận khi các đường xu hướng tăng (trên MACD) bị phá vỡ.

  1. Các mô hình MACD được xác nhận bằng lý thuyết chu kỳ

Thị trường chứng khoán thường có chu kỳ trung hạn là 110 ngày. Các tín hiệu mua cho bởi MACD đã được xác nhận khá chuẩn bởi các dự báo chu kỳ. Bạn có thể thấy rằng vào những tháng đầu năm 2011, mô hình chữ T (trên đồ thị giá) xuất hiện khá trùng lặp với thời điểm MACD cho các tín hiệu bán. Một số tín hiệu bán khác cho bởi mô hình chữ T xuất hiện vào cuối năm có vẻ hơi sớm một chút so với các tín hiệu của MACD.

Đồ thị 8.12 và 8.13 minh họa việc sử dụng dự báo chu kỳ để xác nhận các tín hiệu mua/ bán cho bởi MACD. Như ta thấy, các tín hiệu mua của MACD đã được dự báo chu kỳ xác nhận khá chuẩn trong cả 2 giai đoạn, 1989 và 2000 – 2002.

Tín hiệu bán vào tháng 5/2001 gần như trùng khớp với mô hình chữ T (Đồ thị 8.12), nhưng không thực sự chính xác ở tín hiệu bán vào cuối tháng 3/2002, ở đây tín hiệu bán của MACD đã xuất hiện sau 1 tuần so với dự báo của mô hình chữ T.

Theo như các đồ thị trên thì giá có tính chu kỳ khá cao, đặc biệt là ví dụ ở Đồ thị 8.13.

Nếu một chu kỳ nào đó kéo dài hơn bình thường thì chu kỳ tiếp theo thường sẽ ngắn lại theo xu hướng là trung bình cộng về độ dài của hai chu kỳ đó sẽ đúng bằng độ dài của chu kỳ chuẩn. Lý thuyết này được chứng minh trong Đồ thị 8.12: chu kỳ giữa tháng 4 và tháng 9 kéo dài hơn bình thường (120 ngày so với 110 ngày), chu kỳ ngay sau đó đã kết thúc sớm hơn bình thường (98 ngày so với 110 ngày).

 

Tìm hiểu về MACD qua cuốn Technical Analysis – Power Tools for Active Investors của Gerald Appel

  1. MACD – Chỉ báo tối ưu để chọn thời điểm?

    Mô hình MACD mà tôi xây dựng trong cuối thập niên 70 nay đã trở thành một trong những công cụ kỹ thuật phổ biến nhất. MACD được sử dụng rộng rãi trong giới đầu tư trong nhiều thị trường khác nhau, từ các nhà đầu từ ngắn hạn đến dài hạn trong thị trường cổ phiếu, trái phiếu và các thị trường đầu tư khác. MACD là một chỉ báo được cài đặt mặc định trong hầu hết các chương trình, phần mềm giao dịch trên máy tính.

    MACD có thể sử dụng ở đa khung thời gian. Nếu bạn có đủ số liệu theo tháng, MACD cũng có thể giúp phân tính các xu hướng dài hạn hơn nữa. Nó cũng được áp dụng ở các khung thời gian ngắn hơn, giúp ta phân tích các xu hướng trung hoặc ngắn hạn thông qua sử dụng các số liệu theo ngày hoặc tuần.

 

Nhiều quỹ đầu tư chuyên nghiệp không thể “thắng” nổi VN-Index

(Cafef) Đạt được mức tăng trưởng tốt hơn VN-Index dường như không không phải nhiệm vụ dễ dàng với những quỹ đầu tư quản lý hàng trăm triệu USD.

Không chỉ riêng các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp mà hầu hết những ai tham gia đầu tư chứng khoán đều kỳ vọng đạt được mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức bình quân của thị trường.

Trải qua năm 2015 đầy biến động, chỉ số VN-Index đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam chốt năm tại mức 579 điểm – tăng 6% so với năm 2014.

Thơ phú: “Đầu tư cổ phiếu”

Mùng một đầu xuân Bính Thân 2016, xin mượn bài thơ phú “Cư trần lạc đạo” của Đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông ứng vào thị trường chứng khoán như sau:

Đầu tư cổ phiếu hãy tùy cơ

Qua đáy thì mua đỉnh bán liền

Thị trường sẵn báu thôi tìm kiếm

Đối sóng tĩnh tâm ắt có tiền.

DẤU CHÂN NHÀ CÁI

(Sưu tầm) Nhà cái là ai? Đó là những tổ chức hoặc cá nhân có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, thậm chí có thế lực ngoài xã hội, có khả năng nắm bắt được các thông tin doanh nghiệp – vĩ mô sớm hơn, hoặc chi phối media tin tức. Trong chứng khoán họ còn được gọi là những nhà tạo lập thị trường (Market maker) hoặc những gã khổng lồ (Big Boys, Giants). Trên TTCK nói riêng, nhà cái là những người muốn móc tiền từ túi của hàng ngàn nhà đầu tư nhỏ.

 

Lúc cổ phiếu xuống thì giữ và tử thủ rất giỏi. Lúc cổ phiếu lên thì lên 1 tý đã bán. Chẳng ra làm sao!

Bối cảnh lúc này 10h30 phút ngày 15/5/2014:  VNindex đang +6 point sau chuỗi ngày giảm liên tục vì ảnh hưởng từ vụ biển Đông (rơi không phanh từ 560 xuống 515 điểm). Xin trích lại 1 bài Ad viết trong 1 diễn đàn, cũng là lời khuyên cho nhiều người.

Đến ạ các mẹ thật. Các mẹ quyết thế nào là quyền các mẹ nhưng chỉ có 1 điều thế này đã thành kinh điển: Lúc cổ phiếu xuống thì giữ và tử thủ rất giỏi. Lúc cổ phiếu lên thì lên 1 tý đã bán.

Phương pháp “Đầu tư giá trị chỉ số”

Dành tặng những người tạm thời chưa thắng được chỉ số VNIndex

PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ CHỈ SỐ

Phạm Đức Thanh

www.dautuchiso.blogspot.com

I. LỜI DẪN

Nếu bạn chưa thắng được chỉ số VNIndex, hãy đọc bài này.

Nếu bạn rơi vào cảnh chỉ số tăng mà tài khoản không tăng (hay tăng ít hơn chỉ số), ngược lại chỉ số giảm ít mà tài khoản giảm nhiều hơn chỉ số thì đó là dấu hiệu cho thấy danh mục đầu tư của bạn kém hơn mức trung bình thị trường (chỉ số).

 

Ranh ngôn chứng sĩ

  1. Không bao giờ bán rẻ bạn bè. Được giá mới bán  :))

    2. Không còn cảm giác đau vì đã bị kẹp nhiều rồi  :))

    3. Không có thất bại, tất cả chỉ là thử thách!!! :))

    4. Nào chúng ta cùng: MUA TRẦN, nào chúng ta cùng: BÁN SÀN. Sau tăng trưởng là suy giảm, sau suy giảm là…!

    5. Đi một ngày đàng học một sàng dại, sàng đi sàng lại cũng được một sàng khôn  :))

    6. Trong sinh có tử, trong tử có sinh. Trong nguy có cơ, trong rủi ro có cơ hội  :))

    7. Mong kiếm tiền sữa cho con thôi  :))

 

 

Doanh nghiệp tốt là doanh nghiệp như thế nào?

Elliott xin kể một câu chuyện nói lên một định nghĩa ngắn gọn về doanh nghiệp tốt của một bậc thầy.

Trong lớp, thầy giáo hỏi: Doanh nghiệp tốt là doanh nghiệp như thế nào? Bên dưới trả lời:

– Doanh nghiệp có thị phần tăng,

– Doanh nghiệp có doanh thu tăng,

– Doanh nghiệp có lợi nhuận tăng

– ….

Và cuối cùng thầy giáo nói: “Doanh nghiệp tốt là doanh nghiệp biết làm giá trị cổ phiếu của nó tăng và đem lại lợi ích cho cổ đông”.

Đầu tư giá trị là gì?

“ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ là MUA cổ phiếu khi THỊ GIÁ nằm dưới GIÁ TRỊ NỘI TẠI một khoảng BIÊN ĐỘ AN TOÀN và BÁN ra khi thị giá vượt GIÁ TRỊ NỘI TẠI”.

Theo nguyên lý trên thì cần giải thích 3 khái niệm chính sau:

1. Giá trị nội tại (Intrinsic Value): cổ phiếu của một công ty có giá trị gốc, giá trị này có thể bằng hoặc khác với thị giá mà cổ phiếu đang được giao dich trên thị trường. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà đầu tư giá trị là xác định được giá trị nội tại của một cổ phiếu.

Trang chủ công ty NNT: http://nntminer.com/

Website tin tức thông tin tiền ảo: http://tienaoviet.com/

Website thông tin cho thợ mỏ: http://trumdaotien.com/

Link phụ bán máy đào tiền ảo:
banmaydaocoin.joomla.com

 

 

Giao dịch tiền tệ kĩ thuật số sinh lời hàng triệu đô chỉ từ liệt kê coins

Điều hành những giao dịch tiền tệ kĩ thuật số là một hình thức kinh doanh sinh lời. Coinbase được báo cáo là đã đạt được hơn 1 tỷ đô la năm ngoái, và Binance đang chuẩn bị thu hút 850 triệu đô la mỗi năm. Trong khi phần lớn những lợi nhuận đến từ phí giao dịch, chúng không phải là những nguồn thu nhập duy nhất: những giao dịch này đang bỏ túi hàng triệu đô từ phí ICOs và những người phát triển để coins của họ được liệt kê.

Giao dịch coins sinh lợi nhuận đáng kể

Đa số giao dịch tiền kĩ thuật số không công khai quảng cáo giá cả mặc dù chúng giao động từ hằng trăm đếm hàng triệu đô la. Giao dịch càng lớn thì giá phải trả cho liquity pool càng tăng cao. Người sáng lập ra ICO đã phải trả $50,000 đến $1 đô để coins của họ được liệt kê. CEO của Binance – Changpeng Zhao định nghĩa giá hiển thị, anh tweet rằng “mỗi ngân hàng tính phí 7% chỉ cho việc bao kết một giao dịch IPO” như một cách để so sánh.

Không chỉ giao dịch chuyên sâu mới có thể giữ ICOs với một danh sách giá lớn, mà ví điện thoại tiền kĩ thuật số cũng có thể làm được như vậy. Một nhà phát triển alcoin nói rằng họ được định giá 3.5 nghìn đô cho việc kết hợp cùng với một ví di động nổi tiếng. Sàn giao dịch Bittrex hay Bitfnex cho rằng họ không thể trả phí để được liệt kê giá, mặc dù rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề này.

Giấy phép để tạo ra tiền

Có tin đồn cho rằng để đồng Binance được liệt kê, chi phí có thể lên tới 1 nghìn đô. Đối với một số alcoins và ICOs, để được liệt kê phí ở vị trí đẹp nhất tốn khá nhiều chi phí. Điều này dẫn đến sự giới hạn cho việc giao dịch ví dụ như Gate.io hay Tradesatoshi. Một nhà phát triển của Viacoin – Romano không tiết lộ tổng chi phí mình phải trả để VIA có mặt trên Binance nhưng công nhận rằng nếu không phải vì sự thành công của việc giao dịch tiền kĩ thuật số, anh ấy đã không đủ chi phí để trả cho việc đó.

Tiền kĩ thuật số vẫn luôn được tin tưởng ở những sàn giao dịch trọng điểm. Sự bảo mật từ những giao dịch lớn và phần mềm, phần cứng chủ yếu không quan trọng, nhưng nếu không có sự chấp nhận, alcoins sẽ gặp phải rủi ro rằng bị coi là không quan trọng và khó tiếp cận đối với số đông. Những sàn giao dịch như Binances hay Coinbase được coi như Facebook của những người chơi tiền kĩ thuật số, tạo ra một sự độc quyền ảo với sức mạnh có thể tạo nên hoặc phá huỷ mọi dự án.

Trang chủ công ty NNT: http://nntminer.com/

Website tin tức thông tin tiền ảo: http://tienaoviet.com/

Website thông tin cho thợ mỏ: http://trumdaotien.com/

Link phụ bán máy đào tiền ảo:
banmaydaocoin.joomla.com