Sàn giao dịch phi tập trung Bancor đã bị đánh cắp 12 triệu USD

Nói đến sàn giao dịch tiền điện tử nổi tiếng trên thế giới , cộng đồng Trading nhắc đến Binance, Bithumb hay Bittrex. Đây là những sàn giao dịch tiền điện tử  tập trung. Trong khi đó những sàn giao dịch phi tập trung được đánh giá là xu hướng tất yếu, bởi những ưu điểm vượt trội về khả năng bảo mật so với các sàn giao dịch tập trung khác . Ngày hôm qua, sàn giao dịch phi tập trung  Bancor đã bị tấn công. 

Nguyên nhân  là do các sàn giao dịch phi tập trung hoạt động dựa trên blockchain và smart contract, nên sẽ đảm bảo an toàn trước sự tấn công của các hacker. Việc giao dịch trên các sàn phi tập trung cũng sẽ có phí rất thấp, tiền nằm trong tài khoản ví của nhà đầu tư.

Tuy nhiên mới đây, Bancor  đã bị hacker tấn công và đánh cắp số tiền trị giá 12 triệu USD. Nó được biết đến với  tên khá nổi tiếng khi ICO thành công vào tháng 7 năm 2017, với số tiền huy động hơn 153 triệu USD.

Bancor hứa hẹn một nền tảng giúp các nhà đầu tư dễ dàng thực hiện giao dịch với các đồng tiền mã hóa ít nổi tiếng. Bancor cũng phát hành đồng tiền mã hóa của riêng mình có tên Bancor Token (BNT), như một dạng tiền tệ trung gian.

Trước đó trong một bài đăng trên trang Twitter chính thức, Bancor cho biết họ đã phát hiện một lỗ hổng bảo mật và đang tiến hành điều tra. Các giao dịch tạm ngừng hoạt động, đồng thời Bancor khẳng định ví điện tử của khách hàng vẫn an toàn.

Tuy nhiên ngay sau đó, hacker đã tấn công vào một ví điện tử được sử dụng để nâng cấp smart contract. Toàn bộ 25.000 Ethereum và 300.000 NPXS, với tổng trị giá hơn 12,3 triệu USD đã bị hacker chuyển đi.

Đại diện của Bancor cho biết họ đã làm việc với hàng chục sàn giao dịch tiền điện tử  khác để điều tra địa chỉ ví điện tử đã đánh cắp số tiền trên.

Mới đầu tuần này, nhà sáng lập Ethereum là Vitalik Buterin đã khẳng định rằng “các sàn giao dịch tiền mã hóa tập trung nên bị cháy thành tro càng nhiều càng tốt”. Nhưng thực tế cho thấy rằng, ngay cả các sàn giao dịch phi tập trung cũng có những lỗ hổng bảo mật, mà hacker có thể lợi dụng để đánh cắp tiền của nhà đầu tư.

Phân biệt hai loại sàn giao dịch này – Bạn sẽ tránh được nhiều rủi ro!

Có vẻ rất hiếm thấy bạn nào tìm hiểu về tiền điện tử chịu nghiên cứu về các sàn giao dịch. Khi bàn đến các sàn, chúng ta thường chỉ quan tâm đến volume của sàn, số lượng người sử dụng sàn hay các coin mới sắp được niêm yết trên các sàn đó… Nhưng khi bạn đầu tư, hãy luôn cẩn thận so sánh cách thức hoạt động của các sàn giao dịch vì đó sẽ là nơi bạn sắp rủi ro trực tiếp số tiền của mình.

Với phương thức lưu trữ thì chỉ duy nhất có 2 loại sàn: sàn cho phép bạn giao dịch trực tiếp (non-custodial exchange) và sàn giữ tiền của bạn (custodial exchange). Với những sàn cho phép bạn giao dịch trực tiếp thị trường, họ sẽ không giữ lại số coin mà bạn đã đầu tư, bạn là người toàn quyền sở hữu số coin đó và trữ về ở ví riêng của mình. Ngược lại, những sàn giữ tiền của bạn cũng trữ rất nhiều coin của các tài khoản giao dịch khác.

Điều này phát sinh rất nhiều rủi ro mang tính hệ thống với các sàn giao dịch trữ tiền như vụ sập sàn của Mt.Gox là một ví dụ, hay gần đây là vụ hacker đánh cặp hàng triệu đô la đồng NEM trên sàn Coinbase. Những mỗi loại sàn cũng có những ưu nhược điểm khác nhau, bạn đọc tiếp để thấy sự khác biệt:

Ưu điểm các sàn giữ coin:

  • Sàn giao dịch sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ tài khoản giao dịch của người từ nguy cơ tin tặc hay các rủi ro mang tính hệ thống.
  • Có kinh nghiệm tốt hơn về bảo mật trong trường hợp bạn là nhà đầu tư mới, chưa có kinh nghiệm về bảo mật trong thị trường cryptocurrency.

Nhược điểm các sàn giữ coin:

  • Người dùng không kiểm soát hoàn toàn số coin họ giữ trong tài khoản.
  • Sàn có quyền truy cập vào ví điện tử của bạn thông qua khóa riêng tư mà không cần báo trước.
  • Yêu cầu về bảo mật cũng phức tạp hơn so với sàn giao dịch trực tiếp (ví dụ: bạn phải thực hiện nhiều bước để truy cập vào ví điện tử trên sàn).

Ưu điểm của sàn giao dịch trực tiếp:

  • Bạn không cần trữ coin trên sàn giao dịch, do đó không sợ rủi ro có tính hệ thống.
  • Bạn có ít yêu cầu về tính bảo mật vì hoạt động của bạn trên các sàn này là để giao dịch, bạn không thực hiện tác vụ lưu trữ coin nào.

Nhược điểm của các sàn giao dịch trực tiếp:

  • Bạn tự chịu rủi ro cho việc trữ coin trong ví cá nhân.
  • Thường có ít dịch vụ hỗ trợ vì đa phần tính năng cá sàn này khá đơn giản.
  • Không có nhiều Altcoin cho bạn giao dịch vì đa số các sàn này chỉ cho phép bạn giao dịch với các đồng coin có volume lớn.

 

 

3 sàn giao dịch Bitcoin nổi tiếng nhất Việt Nam

Khi tham gia vào thị trường tiền ảo tại Việt Nam, việc chọn một sàn giao dịch uy tín và an toàn là hết sức quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào. Tuy nhiên trước sức hấp dẫn của thị trường Bitcoin hiện nay, nhiều sàn giao dịch tiền ảo mới mọc lên như nấm sau mưa, vàng thau lẫn lộn, … khiến không ít nhà đầu tư phải ngậm đắng nuốt cay khi trót giao dịch ở những sàn kém chất lượng. Với thời gian dài đầu tư thực tế trong thị trường Bitcoin, tác giả CachMuaBitcoin.com đã tìm hiểu và sử dụng qua nhiều sàn Bitcoin khác nhau, qua đó đã tổng hợp và thống kê ra được 3 sàn giao dịch Bitcoin tốt nhất hiện nay tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo để thực hiện mua bán như sau:

Reminato

Ưu điểm 

  • Sàn giao dịch Reminato có mặt trên thị trường tiền ảo từ lâu nên đã tạo dựng uy tín nhất định cho bản thân.
  • Chi phí giao dịch thấp
  • Giao diện web bắt mắt, không quá khó để sử dụng
  • Reminato có hỗ trợ app trên điện thoại
  • Reminato liên kết với nhiều ngân hàng lớn toàn quốc nên hỗ trợ thanh toán với nhiều ngân hàng khác nhau.
  • Bảo mật tốt với tầng lớp xác thực tối tân (2 lớp)
  • Hỗ trợ giao dịch các đồng tiền điện tử có giá trị lớn như BTC, ETH, BCH, USDT.

Nhược điểm

  • Thời gian hoàn thành một giao dịch có thể lên đến 15 phút, khá chậm so với một giao dịch trực tuyến
  • Lượng mua bán bitcoin tối đa và tối thiểu phụ thuộc vào người mua và người bán.
  • Một số khách hàng phản ánh việc rút tiền đôi lúc bị chậm do họ bị hết hạn mức ngân hàng.

SanTienAo

Ưu điểm

  • Giao dịch nhanh chóng gần như tức thì
  • Lượng bitcoin và số tiền nhận được sẽ được niêm yết rõ ràng ngay lúc tạo đơn hàng nên tính chính xác minh bạch cao
  • Không tạo tài khoản mà vẫn có thể giao dịch tại SanTienAo
  • Không giới hạn số lần giao dịch và có thể giao dịch với số tiền lớn nên khách hàng không phải thao tác nhiều giao dịch liên tiếp.

Nhược điểm

  • Chi phí mua bán chênh lệch cao hơn khá nhiều so với Remitano.
  • Thường xảy ra tình trạng mất thanh khoản khi thị trường biến động mạnh.
  • Không có hóa đơn và không có hỗ trợ thông báo trạng thái đơn hàng qua email nên dễ xảy ra nhầm lẫn

BitcoinVN

Ưu điểm 

  • Giao diện đẹp, dễ sử dụng cho người mới bắt đầu
  • Các bước xác thực đơn giản, nhanh gọn
  • Hỗ trợ giao dịch các đồng tiền lớn như BTC, BCH, LTC, DASH.
  • Hỗ trợ giao dịch với Vietcombank và Eximbank.

Nhược điểm

  • Chênh lệch giá mua và giá bán rất cao gây thiệt, lỗ cho khách hàng
  • Không hỗ trợ giao dịch đồng Ethereum.
  • Bảo mật còn phải cải thiện nhiều.

Upbit – sàn giao dịch cryptocurrency lớn 4 thế giới – có dấu hiệu gian lận

Sàn giao dịch Cryptocurrency lớn nhất Hàn Quốc, Upbit, bị nghi ngờ gian lận và hiện đang được điều tra. Các công tố viên đang tiến hành kiểm tra tại trụ sở của Upbit thông qua tất cả các máy tính và sổ sách kế toán.

Theo nguồn tin từ tờ báo địa phương Chosun (11/5), Upbit, một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất Hàn Quốc hiện nay, vừa bị các nhà chức trách triệu tập điều tra vì nghi có gian lận.

Theo Chosun báo cáo rằng, cảnh sát nghi ngờ Upbit đã giả mạo niêm yết các đồng tiền mã hóa trên sàn, mặc dù họ thực sự không nắm giữ nó và có hoạt động lừa dối các nhà đầu tư.

Ủy ban Giám sát Tài chính của Hàn Quốc (FSC) đã cử 10 điều tra viên tới văn phòng chính của Upbit nằm ở Seoul để tiến hành tịch thu các ổ cứng, và kiểm toán lại toàn bộ các khoản thu chi về các giao dịch tiền mã hóa.

Một điều tra viên cho biết:

”Chúng tôi đã tịch thu ổ cứng, máy tính và các tài liệu liên quan. Công cuộc điều tra có thể sẽ mất vài ngày”

Nhiều nhà phân tích cho rằng, tin tức về việc sàn Upbit bị điều tra đã ảnh hưởng đến giá cả thị trường hiện tại, khi mà hàng loạt các đồng tiền số đã đỏ sàn, trong top 100 đồng coin có nhiều đồng đã giảm hơn 15%.

Upbit không phải là sàn đầu tiên bị điều tra ở Hàn Quốc, trước đó cũng đã có nhiều cuộc điều tra nhắm đến các sàn giao dịch tiền mã hóa ở Hàn Quốc, động thái này nhằm ngăn chặn các hoạt động rửa tiền phi pháp.

Tất cả tài sản của khách hàng vẫn đang được giữ an toàn, sau khi sự việc xảy ra Upbit đã đăng tuyên bố trên website:

“Upbit hiện đang được điều tra bởi các công tố viên. Tất cả các dịch vụ giao dịch và rút tiền đều hoạt động bình thường.”

Upbit cho biết thêm:

“Upbit đang bị nghi ngờ chuyển tiền của khách hàng từ tài khoản sàn giao dịch sang tài khoản đại diện của công ty. Các công tố viên Hàn Quốc đã tiến hành điều tra Upbit về tội gian lận.”

Theo công bố, nhóm điều tra tài chính của văn phòng công tố quận Nam Seoul đã gửi các công tố viên và điều tra viên lên trụ sở Upbit vào ngày 10 tháng 5 và 11 tháng 5 “để kiểm tra máy tính và hồ sơ kế toán.” Hơn 10 điều tra viên đã được gửi đến sàn giao dịch này.

Sau Hàn Quốc, sàn giao dịch Huobi “đáp cánh” tại London – Anh

Sau xử sở Kim Chi, Huobi mới đây đã thông báo về kế hoạch mở một văn phòng tại London, trong chiến lược tiếp tục mở rộng ra thị trường nước ngoài của mình

Phó chủ tịch tập đoàn Huobi, Peng Hu, giải thích với báo giới:

“Không phải Malta, cũng không phải Thụy Sĩ,  mà là London, chính xác hơn là nước Anh, là điểm xuất phát cho cuộc chinh chiến thị trường Châu Âu của chúng tôi. Chúng tôi sẽ có văn phòng ở đây trong một ngày không xa. “

Các công ty tài chính tiếp tục có những nhận định rằng Chern Chung, giám đốc phát triển kinh doanh cao cấp của Huobi ở châu Âu, người đã đưa ra giải thích rằng sàn giao dịch này “muốn có một sự hiện diện” trong ở đây bởi vì “số liệu thống kê của chúng tôi cho thấy Luân Đôn là thị trường crypto hoạt động tích cực nhất trên toàn châu Âu.”

Theo ông Chung, việc lựa chọn London là một thông điệp rõ ràng rằng sàn này muốn “chính thống hóa” bằng cách tuân thủ các quy định của bộ máy pháp luật thuộc hàng khắt khe nhất thế giới. Ông nói với các phóng viên, “chúng tôi không quá e ngại các quy định hay nghĩ đến việc phải trốn tránh chúng.”

Việc tiếp tục mở rộng của Huobi dường như phản ứng khá tích cực đối với những rắc rối mà sàn giao dịch đã phải đối mặt khi Trung Quốc buộc tất cả sàn giao dịch tiền điện tử trong nước phải đóng cửa trong quý 4/2017 (Huobi trước đây có trụ sở tại Bắc Kinh). Bạn biết không, “một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra”, sàn giao dịch cũng vậy, nó sẽ xây dựng và phát triển ở những nơi khác, cơ hội luôn rộng mở.

Trong tương lai, Huobi có kế hoạch sẽ mở thêm văn phòng tại San Francisco.

 

Hiệp hội Blockchain Hàn Quốc tiết lộ quy định cho 14 thành viên sàn giao dịch

Hiệp hội Blockchain Hàn Quốc (KBA) gần đây đã tiết lộ quy định sơ lược cho những thành viên của các sàn giao dịch để đẩy mạnh quá trình trading.

Sườn của quy định này được công bố bởi KBA (cụ thể là người đứng đầu Hiệp hội Jeon Ha-Jin) trong một buổi họp báo tại Korea Federation of Small and Medium Business (SME) – Seoul. Các quy định đưa ra những phương thức để bảo vệ khách hàng bằng cách thúc đẩy quá trình vận hành của sàn giao dịch, đồng thời, ngăn chặn hành vi rửa tiền và những hành vi phạm pháp.

Theo tờ The Korea Times, khung quy định được giới thiệu trên gồm 5 yêu cầu chung, bao gồm quản lí coin của khách hàng tách biệt với họ, giữ vốn cổ phần ít nhất 2 nghìn tỉ won (tương đương 1.8 triệu USD) và công khai sổ sách kế toàn và tài chính.

KBA sẽ kiểm tra thành viên của 14 sàn giao dịch để đạt được sự đồng nhất cho những quy định chuẩn bị được đưa ra, bao gồm Bithumb, Upbit và OKCoin và nhiều thành viên khác bắt đầu từ đầu tháng 5.

KBA ban đầu sẽ xem xét sự phát triển của các khung luật lệ cho những sàn giao dịch điện tử địa phương trong tháng 2 năm nay để giảm bớt sự lo lắng về “Bitcoin frenzy” tháng 12/2017 tại đất nước này.

Tuần trước, FSC Hàn Quốc thông báo họ sẽ kiểm tra 3 ngân hàng của Hàn Quốc có liên kết với dịch vụ tiền điện tử để khớp với những quy định về ẩn danh, danh tính tại đất nước này.

Sàn giao dịch OKEx sắp “hạ cánh” tại quốc đảo blockchain Malta

Quốc đảo Địa Trung Hải này gần đây vô ngực xưng danh là “đảo quốc Blockchain tương lai” khi đón tiếp không chỉ sàn giao dịch Binance mà còn cả sàn giao dịch OKEx. Những sàn giao dịch này đóng góp một phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của Malta.

OKEx – sàn giao dịch crypto lớn thứ hai trên thế giới tính trên khối lượng giao dịch hàng ngày – đã thông báo vào thứ Năm vừa qua rằng họ sẽ mở văn phòng tại Malta với mục tiêu biến nó trở thành “nền tảng để OKEx phát triển lớn mạnh hơn sau này”.

CEO OKEx Chris Lee cho biết: “Chúng tôi mong muốn hợp tác với chính phủ Malta vì quốc gia này cũng mang tư duy cầu tiến và có nhiều điểm chung với chúng tôi: quan trọng nhất trong số đó là bảo vệ quyền lợi trader cũng như công chúng, tuân thủ các tiêu chuẩn Phòng chống Rửa tiền và Nắm rõ Khách hàng, và sự công nhận tính cải tiến cũng như tầm quan trọng của quá trình phát triển liên tục trong hệ sinh thái Blockchain”.

Hiện nay, OKEx là một trong số các sàn giao dịch đặt tại Hồng Kông – lãnh thổ với môi trường thân thiện với hoạt động kinh doanh, nhưng gần đây chính phủ bắt đầu thể hiện thái độ khá khắt khe đối với các sàn giao dịch crypto và ICO.

Mặt khác, Malta bắt đầu tích cực đón nhận các công ty tiền kỹ thuật số. Các quan chức chính phủ đã bày tỏ tham vọng biến đổi quốc đảo thành viên EU này thành một “đảo quốc Blockchain” bằng quyết định thông qua bộ luật thân thiện với blockchain.

Tháng trước, đảo quốc này đã gặt hái những thành quả quan trọng đầu tiên từ nỗ lực của họ khi sàn Binance ở Hồng Kông (hiện là sàn giao dịch crypto lớn nhất thế giới) đã tiết lộ ý định di chuyển trụ sở chính đến Malta thay vì Nhật Bản như kế hoạch trước đây.

Thủ tướng Malta đã đích thân chào đón công ty Binance, và CEO Changpeng Zhao của sàn nói rằng ông còn biết có hơn 20 dự án tiền kỹ thuật số cũng đang cân nhắc chuyển đến Malta.

Đáng chú ý, OKEx và Binance không phải là hai sàn giao dịch duy nhất ở Hồng Kông có kế hoạch di chuyển nơi hoạt động. Theo một số nguồn tin, Bitfinex, sàn giao dịch crypto lớn thứ sáu thế giới cũng đang có dự định di chuyển trụ sở chính đến Thụy Sĩ.