Lời lãi thế nào khi đào Bitcoin tại Việt Nam?

Bất chấp tính khó lường của giá Bitcoin lên xuống, nhiều người ” nông dân” vẫn cố sở hữu cho mình một ” trâu cày” Bitcoin. Đào Bitcoin ở Việt Nam có những thuận lợi, rủi ro gì, có dễ kiếm lãi? – Hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây của nntminer.com!

Theo thông tin của Cục hải quan TP.HCM cho biết, chỉ trong 3 tuần đầu của tháng 1 năm 2018, riêng thành phố này đã nhập gần 8.000 máy đào Bitcoin – con số cao hơn tổng số máy đào Bitcoin nhập vào Việt Nam trong cả năm 2017. Có thể thấy, dù giá Bitcoin luôn biến động khó lường và đứng trước nhiều dự đoán không tích cực của giới chuyên gia, trào lưu “đào” Bitcoin vẫn đang rất nở rộ chưa có dấu hiệu dừng. Điều này đặt ra một câu hỏi, liệu có phải sắm “trâu cày” đào coin đang rất dễ có lãi?

Theo một khảo sát do Elite Fixtures công bố mới đây, chi phí để đào ra 1 đồng Bitcoin ở Việt Nam trung bình là 4.717 USD tương đương với khoảng 107 triệu đồng. Trong khi đó, nước có chi phí đào coin rẻ nhất là tại Venezuela với chỉ khoảng 531 USD và Hàn Quốc là nơi có chi phí cao nhất, lên tới 26.170 USD, gấp 2,5 lần giá Bitcoin hiện trên thị trường và còn cao hơn mức đỉnh của nó hồi cuối năm 2017. Sự chênh lệch chi phí đào giữa các nước chủ yếu do giá điện ở mỗi quốc gia khác nhau.

Đào Bitcoin tại Việt Nam có dễ kiếm lãi? - Ảnh 1.

Chi phí đào 1 Bitcoin dựa trên giá điện trung bình các quốc gia – nguồn: Elite Fixtures

Theo khảo sát này, với mức chi phí 4.717 USD để đào ra 1 Bitcoin, so với mức giá giao dịch khoảng 11.000 USD hiện nay trên các sàn thì dường như người đào lãi khá lớn. Tuy nhiên, trên thực tế đào Bitcoin liệu có thực sự dễ kiếm lời đến như vậy?

Được biết, trên thị trường hiện có 2 cách để “đào” Bitcoin: một là sắm dàn máy chuyên dụng và hai là mua card đồ họa lắp vào các máy PC để đào coin. Cách thứ 2 hiện phổ biến hơn tại Việt Nam vì chi phí ban đầu không quá cao. Một dàn máy chuyên dùng để đào coin thường sử dụng 6 -8 chiếc card đồ họa (VGA).

Trước đây, để sắm một dàn máy đào mất khoảng 50 triệu đồng, nay đã tăng lên khoảng 90 triệu, thậm chí những máy “xịn” còn có giá lên đến 130 triệu đồng. Bên cạnh đó, chi phí tiền điện mỗi tháng vào khoảng 1,7-2,5 triệu đồng.

Những “trâu cày” này chưa chắc đã có thể hoạt động lâu dài mà chỉ có thể chạy tốt được một thời gian ngắn. Một dân công nghệ đầu tư máy đào Bitcoin cho biết, khi dùng những chiếc Card đồ họa để đào Bitcoin, những máy này luôn được hoạt động hết công suất và hầu như không bao giờ được nghỉ. Với việc vắt kiệt sức những chiếc VGA như vậy, tuổi thọ của các “trâu cày” sẽ không kéo dài được lâu. Theo tham khảo, một chiếc VGA chạy tốt trong vòng 1 năm trở lại, sang năm thứ hai thì khả năng xảy ra cháy nổ, hỏng hóc là rất cao đồng thời hiệu suất cũng sẽ không được như trước.

Ngoài ra, độ khó để đào được Bitcoin cũng sẽ tăng do số lượng Bitcoin còn lại không nhiều và có quá nhiều người tham gia đào tiền trong cùng một thời điểm. Nhìn vào số lượng “trâu cày” khổng lồ được nhập về qua đường chính ngạch, có thể thấy lượng máy đào tại Việt Nam đang nhiều như thế nào, do đó việc đào coin sẽ càng ngày càng khó hơn trước. Từ 1/1/2018 đến nay (30/1), Diff (độ khó) đã tăng thêm 30% theo thống kê của Coinwarz.

Đào Bitcoin tại Việt Nam có dễ kiếm lãi? - Ảnh 2.

Độ khó đào Bitcoin ngày càng cao – Nguồn: Coinwarz

Được biết, số lượng Bitcoin có giới hạn tối đa là 21 triệu Bitcoin. Trong khi đó, đến nay giới thợ đào đã kiếm được đến khoảng 17 triệu Bitcoin, nghĩa là chỉ còn lại 4 triệu Bitcoin nữa. Theo tính toán thì đến năm 2025 sẽ có 20 triệu Bitcoin được “đào” và đồng tiền số cuối cùng này sẽ xuất hiện vào khoảng năm 2040. Tình trạng khan hiếm này sẽ càng đẩy giá máy đào cũng như chi phí đào ngày càng cao trong tương lai.

Những ai sở hữu máy có cấu hình tốt và số lượng nhiều thì khả năng đào được nhiều Bitcoin hơn, nhưng để sở hữu một dàn máy “xịn” trên 10 chiếc thì chi phí có khi lên đến cả tỷ đồng. Trong khi đó, thời gian để đào ra 1 Bitcoin hiện không dễ xác định và đã không ít người phải chịu lỗ vì chi phí duy trì hoạt động đào quá cao trong khi giá Bitcoin thì biến động bất thường.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng, so với giao dịch trên sàn thì việc đầu tư dàn máy để đào Bitcoin sẽ dễ có lời hơn. Tuy nhiên, việc đào coin hiện nay đã không còn thuận lợi như trước với những khó khăn và chi phí đắt đỏ kể trên. Ấy là chưa kể, các giao dịch, mua bán tiền ảo còn là hành vi trái phép, và sắp tới đây sẽ có khung khổ quản lý chặt chẽ hơn. Do đó, kể cả bỏ tiền mua coin hay sắm “trâu cày” thì nhà đầu tư cũng nên cân nhắc kỹ những rủi ro, khả năng thu hồi vốn và chi phí cơ hội nếu đầu tư vào các kênh khác vì Bitcoin dù sao vẫn là một đồng tiền có tính đầu cơ nhiều rủi ro và khó đoán trước.

Quỹ ETF – Giải pháp cho sự sụt giảm của Bitcoin

Theo một nhóm nghiên cứu tiền điện tử, sự gia tăng của quỹ ETF Bitcoin sẽ đẩy giá Bitcoin tăng lên hơn $35.000 trong tương lai không xa.

Một số chuyên gia như Ari Paul, đồng sáng lập quỹ đầu tư tiền ảo, BlockTower, cho biết phiên điều chỉnh giá Bitcoin tiếp theo có thể được kích hoạt bởi các nhà đầu tư tổ chức.

Có khả năng nó sẽ xảy ra trước cuối năm 2018, cho phép giá của Bitcoin đạt đến mức tương tự vào đầu năm.

Paul cũng cho rằng rào cản cuối cùng ngăn cản nhà đầu tư tổ chức tiến vào thị trường là vì những thiếu sót của một bên lưu ký đáng tin cậy và bộ sản phẩm đầu tư cho các tổ chức.

Vì vậy, sau khi Coinbase hoàn thành các giải pháp lưu ký và nó được các công ty tài sản kỹ thuật số chấp nhận cho việc hoạt động như một bên lưu ký thì các nhà đầu tư tổ chức có thể bắt đầu thâm nhập vào thị trường này.

Paul nói:

“Dòng tiền thể chế bắt đầu chảy vào tiền điện tử vào giữa năm 2017, nhưng nó chậm hơn nhiều so với dự kiến. Điều đó không có nghĩa là nó không đến. Có rất phần phải ghép lại với nhau, và quan trọng nhất là bên thứ 3 lưu ký.

Lưu ký không phải là nhị phân. Nó không giống như quyền sở hữu Coinbase sẽ khởi động và đột nhiên mọi khoản lương hưu sẽ ném 100 triệu USD vào BTC.

Phải mất thời gian cho các giải pháp lưu ký để đạt được sự tin cậy. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có quyền lưu giữ bên thứ ba vững chắc vào tháng 9 năm nay.”

Sự kết hợp giữa nhà đầu tư tổ chức và quỹ ETF sẽ tung giá BTC cao đến mức nào?

Cần lưu ý rằng, sự tăng giá mạnh mẽ của Bitcoin không chỉ đến từ các nhà đầu tư tổ chức, mà còn đến từ các quỹ ETF đang càng nổi lên như một công cụ giao dịch với vai trò thúc đẩy cho đợt tăng trung hạn tiếp theo.

Hiện tại, các nhà đầu tư đang bi quan với thị trường, giá Bitcoin giảm 65% tính từ đỉnh hồi tháng 12 và được xem là giai đoạn điều chỉnh tồi tệ thứ 3 kể từ sau đợt năm 2014.

Tuy nhiên, cũng giống như các đợt 2010, 2014 và 2016, mỗi khi thị trường bước vào giai đoạn tích lũy, các công ty sẽ bắt đầu xây dựng các sản phẩm và cơ sở hạ tầng cần thiết để thúc đẩy đà tăng tiếp theo.

Quỹ ETF sẽ lôi kéo được một lượng lớn hàng triệu nhà đầu tư

Michael Strutton, CEO của IronWood, giải thích rằng nếu một quỹ ETF được chấp thuận bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), thì bất kỳ ai có tài khoản trước thuế hoăc tài khoản đầu tư qua các công ty môi giới như Fidelity và Ameriprise Financial có thể dễ dàng đầu tư trong thị trường Bitcoin.

Strutton lưu ý rằng kết quả của một quỹ ETF Bitcoin có thể đẩy giá BTC tăng lên đến $44.000.

“Nếu quỹ ETF tiếp thêm 24 triệu nhà đầu tư và đà tăng sẽ thu hút thêm 14 triệu từ phần còn lại của thế giới, cộng thêm 84 tỷ USD và 336 tỷ USD, tương ứng với giới hạn đang có của thị trường.

Trong 6 tháng qua, vốn hóa thị trường của Bitcoin đã tăng khoảng 326 và 110 tỷ USD. Cộng thêm 420 tỷ USD vào vốn hóa thị trường có thể đưa ra mức giá Bitcoin từ $26.000 đến $44.000.”

Quỹ ETF (Exchange Traded Fund ) trong chứng khoán là một hình thức quỹ đầu tư thụ động mô phỏng theo một chỉ số cụ thể. Danh mục của ETF gồm một rổ chứng khoán có cơ cấu như cơ cấu của chỉ số mà nó mô phỏng.

Đồng tiền ảo nào sẽ thay thế vàng trong tương lai?

Vàng là một trong những cách thức để các nhà đầu tư giữ vững giá trị đồng tiền của mình. Tuy nhiên, trong những năm gầy đây vàng đã không còn được ưa chuông bằng những đồng tiền ảo – đặc biệt là đồng Bitcoin. Cùng minerstore tìm hiểu những ưu điểm vượt trội của Bitcoin so với vàng. 

Phát biểu tại Hội nghị Đầu tư Sohn vào hôm thứ hai (23/4), John Pfeffer – nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư và hiện là đối tác của Pfeffer Capital – đã tuyên bố rằng Bitcoin là sự thay thế khả thi đầu tiên cho vàng. Pfeffer đã đưa ra một vài tuyên bố táo bạo. Ông cũng lưu ý rằng “ông nội” của tất cả tiền mã hóa là thứ “tốt hơn so với vàng”. Theo Pfeffer, tính phân cấp, không có sự kiểm duyệt là những trụ cột cốt lõi cho sự nổi bật của Bitcoin. Ngoài ra, ông còn cho biết rằng Bitcoin “dễ dàng lưu trữ và giao dịch hơn so với vàng”.

Pfeffer cũng lưu ý rằng nếu 25% dự trữ vàng nước ngoài được thay thế bằng Bitcoin thì mạng lưới tiền mã hóa sẽ nhận thêm một dòng tiền khổng lồ trị giá 6.4 nghìn tỷ USD.

Nhưng Pfeffer không phải là người đầu tiên nêu lên vấn đề Bitcoin cuối cùng có thể sẽ thay thế vàng. Vào cuối năm 2017, cặp song sinh Winklevoss nổi tiếng đã khá chắc chắn với niềm tin “Bitcoin là đối thủ của vàng và sẽ đánh bại vàng trên bảng”.

Điều quan trọng là có một sự giống nhau trong cả hai tuyên bố của Pfeffer và cặp song sinh nhà Winklevoss. Họ rõ ràng đã cô lập Bitcoin với các đồng tiền mã hóa khác. Tại hội nghị, Pfeffer khá thẳng thắn khi nói rằng “phần lớn các tài sản mã hóa là sự đánh cược tồi tệ”.

Vào khoảng giữa tháng 3, chiến lược gia Tom Lee đã thấy được tiềm năng của Bitcoin và dự đoán giá bitcoin sẽ chạm mức 91,000 USD trong tháng 3/2020. Điều này chỉ ra một ưu điểm vượt trội của Bitcoin so với vàng rằng nếu vàng hiếm khi giao động giá trị của nó thì giá Bitcoin có tiềm năng tăng gấp đôi, thậm chí gấp 10 lần !

Bytom (BTM) – Tiềm năng mới của tiền mã hoá

Bitcoin không phải đồng tiền duy nhất có tiềm năng vượt trội, giúp các nhà đầu tư nhận được nguồn hời dồi dào. Trên thực tế, có rất nhiều đồng tiền đang trên đà phát triển và có khả năng chiếm lĩnh tương lai. Một trong số đó là Bytom.

Bytom (hay còn gọi là BTM) là một đồng tiền kỹ thuật số hoạt động trên nền tảng bytom blockchain. Bytom được tạo ra nhằm tăng cường tính linh hoạt cũng như trong giao dịch cũng như tạo ra các phiên bản nhỏ dựa trên nền tảng blockchain. Đây là một đồng tiền không phổ biến nhưng nó đã góp mặt trong danh sách các đồng coin lớn mạnh hiện nay.

“Cha đẻ” của Bytom

 

DuanXinXing, một trong những đồng sáng lập Bytom, trước đây là phó chủ tịch của sàn OkCoin và hiện cũng là trưởng ban điều hành 8btc.com. Đồng sáng lập nên Bytom còn có Chang Jia, một nhà hoạt động tích cực về lĩnh vực công nghệ Blockchain ở Trung Quốc.

Giá trị của BTM ngày 14/3/2018

$0.369244 (-0.5%)

1 BTM = 0.0000403800 BTC

Quy đổi VNĐ   1 BTM = ~8,417 đồng

Giá trị vốn hóa thị trường        $364,443,828

Thanh khoản (24h)     $13,963,100

Tổng BTM hiện có      987,000,000 BTM

Bytom có sự liên kết chặt chẽ với 8btc.com, với một khoản tài trợ trí giá 16 triệu USD.

Tiềm năng thể hiện ở: 7 ngày tăng vọt 97%

Bytom đang là ngôi sao mới nổi trong đại gia đình tiền mã hóa, nó có mức tăng trưởng cực kì ấn tượng. 7 ngày qua giá Bytom đã tăng 97%, là một trong những đồng tiền số có mức tăng tốt nhất trong top 25 đồng tiền số hàng đầu hiện nay.

 

Nó đang dần tiến tới cột mốc 1 tỷ USD vốn hóa thị trường, vào thời điểm viết bài, Bytom đang giao dịch ở mức 0.92 USD với mức tăng 7.31% so với 24h trước, và mức vốn hóa là 908 triệu USD.

Tuy nhiên, hiện không có lời giải thích rõ ràng nào cho sự tăng trưởng vượt bậc này của Bytom hiện nay.

Vậy có nên đầu tư vào Bytom?

Hiện nay Bytom là đồng tiền có mức tăng trưởng mạnh, góp mặt trong 50 đồng coin giá trị trên thị trường coinmarket với sự trao đổi, giao dịch với các đối tác lớn như OKEX, Bibox, HitBTC,…

Đồng Bytom hiện nay được xem là đồng triển vọng, sẽ có nhiều bước tiến trong tương lai vì vậy nếu muốn đầu tư vào đồng tiền này cũng là một ý kiến khả quan.

 

 

 

 

 

“Bùng” tiền điện, Farm 6000 “trâu cày” ở Nga đóng cửa hoàn toàn

Hai người đàn ông Nga vừa bị cảnh sát Bộ nội vụ Nga bắt giữ vì hành vì không trả hoá đơn tiền điện cho Farm đào tiền mã hoá. Hoá đơn này kéo dài hàng triệu kWh điện và có hơn 6000 máy đào.

Cảnh sát Nga đã điều tra dấu hiệu của vụ việc sau khi một nhà cung cấp điện địa phương báo cáo sự tiêu thụ điện đáng kể từ khu vực của một nhà máy bỏ hoang. Sau khi rà soát quanh vùng, họ phát hiện 6000 thiết bị đào được kết nối với mạng lưới điện qua trạm biến áp lân cận.

Trang trại này có thể là một trong những trang trại lớn nhất không chỉ ở Nga mà còn Châu Âu. Để so sánh, một báo cáo được công bố vào năm ngoái trên nền tảng Steemit đã mô tả một trang trại có 3000 máy đào là “lớn nhất” ở Nga.

Đại diện của MIA, Irina Volk công bố rằng tổn thất cho hoạt động khai thác tiền ảo chưa chi trả vào khoảng trên 8 triệu kWh. Cơ quan chức năng đã khởi tố 2 người đàn ông trên, những người đã bị giam giữ sau quá trình vây bắt.

Đầu tháng 3, các thợ mỏ của Nga đã kêu gọi cộng đồng khai thác mỏ quốc tế tham gia “Giờ Crypto” bằng cách tắt thiết bị khai thác mỏ trong một giờ để thu hút sự chú ý đến mạng lưới tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng của Bitcoin, mặc dù một vài người đã nói rằng mức tiêu thụ là “không đáng kể”.

 

 

Sàn giao dịch OKEx sắp “hạ cánh” tại quốc đảo blockchain Malta

Quốc đảo Địa Trung Hải này gần đây vô ngực xưng danh là “đảo quốc Blockchain tương lai” khi đón tiếp không chỉ sàn giao dịch Binance mà còn cả sàn giao dịch OKEx. Những sàn giao dịch này đóng góp một phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của Malta.

OKEx – sàn giao dịch crypto lớn thứ hai trên thế giới tính trên khối lượng giao dịch hàng ngày – đã thông báo vào thứ Năm vừa qua rằng họ sẽ mở văn phòng tại Malta với mục tiêu biến nó trở thành “nền tảng để OKEx phát triển lớn mạnh hơn sau này”.

CEO OKEx Chris Lee cho biết: “Chúng tôi mong muốn hợp tác với chính phủ Malta vì quốc gia này cũng mang tư duy cầu tiến và có nhiều điểm chung với chúng tôi: quan trọng nhất trong số đó là bảo vệ quyền lợi trader cũng như công chúng, tuân thủ các tiêu chuẩn Phòng chống Rửa tiền và Nắm rõ Khách hàng, và sự công nhận tính cải tiến cũng như tầm quan trọng của quá trình phát triển liên tục trong hệ sinh thái Blockchain”.

Hiện nay, OKEx là một trong số các sàn giao dịch đặt tại Hồng Kông – lãnh thổ với môi trường thân thiện với hoạt động kinh doanh, nhưng gần đây chính phủ bắt đầu thể hiện thái độ khá khắt khe đối với các sàn giao dịch crypto và ICO.

Mặt khác, Malta bắt đầu tích cực đón nhận các công ty tiền kỹ thuật số. Các quan chức chính phủ đã bày tỏ tham vọng biến đổi quốc đảo thành viên EU này thành một “đảo quốc Blockchain” bằng quyết định thông qua bộ luật thân thiện với blockchain.

Tháng trước, đảo quốc này đã gặt hái những thành quả quan trọng đầu tiên từ nỗ lực của họ khi sàn Binance ở Hồng Kông (hiện là sàn giao dịch crypto lớn nhất thế giới) đã tiết lộ ý định di chuyển trụ sở chính đến Malta thay vì Nhật Bản như kế hoạch trước đây.

Thủ tướng Malta đã đích thân chào đón công ty Binance, và CEO Changpeng Zhao của sàn nói rằng ông còn biết có hơn 20 dự án tiền kỹ thuật số cũng đang cân nhắc chuyển đến Malta.

Đáng chú ý, OKEx và Binance không phải là hai sàn giao dịch duy nhất ở Hồng Kông có kế hoạch di chuyển nơi hoạt động. Theo một số nguồn tin, Bitfinex, sàn giao dịch crypto lớn thứ sáu thế giới cũng đang có dự định di chuyển trụ sở chính đến Thụy Sĩ.

 

Những điều cần chú ý khi đầu tư vào Ripple

Mặc dù Ripple là một đồng coin tiềm năng đáng để đầu tư nhưng đừng vì thế mà đầu tư không kiếm soát. Hãy xem xét một số yếu tố dưới đây trước khi đưa ra quyết định của mình về Ripple.

Cơ quan đánh giá độc lập Weiss Ratings bắt đầu xếp hạng crypto từ đầu tháng 1 năm 2018. Ngoài việc đánh giá Bitcoin với điểm số tương đối thấp C+ đã gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng, cơ quan này cũng đã cho điểm nhiều crypto khác, giúp các nhà đầu tư có thể chọn đồng coin với tiềm năng cao nhất và tránh đồng coin ít hứa hẹn nhất.

Gần đây, Weiss Ratings đã “chiếu sáng” cho đồng crypto phổ biến thứ ba trên thị trường, Ripple (XRP), với vốn hóa thị trường gần 28 tỉ đô. Juan M. Villaverde, biên tập của Weiss Ratings đã viết rằng “Về ngắn hạn, token Ripple (XRP) không phải là một đầu tư quá tồi” sau đó nói thêm:”Nhưng điều làm tôi băn khoăn là làm sao chủ sở hữu XRP có thể hi vọng thu được lợi nhuận từ quỹ đạo dài hạn của đồng coin này.” Villaverde chú ý rằng các nhà đầu tư Ripple có thể thu được lợi nhuận tương đối trong tương lai gần nhưng đồng coin này có hai vấn đề chính không mà chúng ta không thể không quan tâm khi đầu tư dài hạn.

Lí do đầu tiên: Ripple chưa độc lập

Đầu tiên, công ty mẹ Ripple đang phụ thuộc nặng nề vào các thỏa thuận với ngân hàng và tổ chức tài chính, giúp họ token hóa tiền mặt để cắt giảm phí và thời gian giao dịch thông qua giao thức Ripple.

Nhưng mạng lưới Ripple chỉ đơn thuần là một phương tiện vận chuyển, được sử dụng để giao dịch từ tiền mặt sang Ripple và ngược lại tiền mặt. Hơn nữa, các ngân hàng không hề bị ràng buộc phải sử dụng token XRP trong các giao dịch như thế này. Villaverde nỏi rằng:

“Thực tế, một lượng token mới sẽ được phát hành cho mỗi đồng tiền pháp định. Quá trình này gọi là token hóa, và nó sẽ vượt quá nhu cầu sử dụng token XRP.”

Nói cách khác, những nhà đầu tư nào mà cứ lao vào mua XRP mỗi khi có thông báo về hợp tác của Ripple, một ngày nào đó có thể sẽ phải vác cả một túi thật to để đựng token.

Lí do thứ hai nằm ở Ripple và XRP

Ripple không phải là một công ty đại chúng – và XRP không phải là cổ phần – do đó các chủ sở hữu của token mã hóa này không có quyền hưởng lợi nhuận tiềm năng của công ty. Thậm chí có người còn cho rằng XRP chỉ đơn thuần là một token thử nghiệm nhằm thu hút sự chú ý của ngân hàng không hơn không kém.

Ripple là một công ty lập quyền

Villaverde lưu ý rằng: Có lẽ một trong những thử thách lớn nhất Ripple đối mặt là sự thật rằng nó là một công ty tập quyền, không có sức đề kháng với những áp lực về quy định quản lý như Bitcoin. Vì vậy, việc cấm một đồng crypto tập trung sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Ripple đang theo đuổi kiểu kinh doanh của các thể chế tài chính truyền thống trong thế giới bị kiểm soát bởi chính phủ. Và do đó chẳng có gì khó khăn cho các nhà chức trách trong việc đóng cửa XRP.  Vì vậy, đình chỉ XRP là điều quá quá dễ dàng với các chính phủ.

Chúng ta không cần phải là một nhà phân tích kỹ thuật để có thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra với giá token khi đó.

Nếu các ngân hàng coi Ripple là một đe dọa đối với mô hình kinh doanh của họ, họ sẽ đơn giản sử dụng token mã hóa của chính mình để giảm chi phí, và có thể vận động chính phủ làm theo yêu cầu của họ. Rốt cuộc thì kẻ nợ bao giờ cũng bị chi phối bởi chủ nợ – điều đã từng xảy ra trong khủng hoảng 2018.

Vì vậy ngay cả khi các mạng lưới toàn cầu như SWIFT có thể không sánh được với RippleNet, token XRP sẽ vẫn không có nguồn cầu bởi các tổ chức quốc tế và chính phủ nhất định sẽ phát hành token của riêng họ để duy trì quyền kiểm soát đối với hệ thống tiền tệ.

Mặt khác, Bitcoin là một giao thức mã nguồn mở phân quyền với đơn vị kế toán (BTC) là một phần không thể thiếu của blockchain, một quyển sổ cái công bảo mật nhất và có khả năng chống lại kiểm duyệt trong thế giới hiện tại.

Villaverde kết luận: Trên thực tế, có thể nói rằng việc cấm các crypto phân quyền sẽ gần như là không thể. Nhưng Ripple lại sở hữu mọi thứ ngoài tính phân quyền.

 

 

 

Bitcoin giảm – cơ hội lớn sắp tới !

Những đợt bán thảo khổng lồ của Fortress và Mt.Gox được cho là nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm đáng kể của đồng tiền Bitcoin từ đầu năm 2018. Tuy nhiên, các nhà tư nhân lại nhìn nhận sự suy giảm về giá này là cơ hội tiềm năng sắp tới trong tương lai.

Trong 10 năm qua, Bitcoin đã có nhiều sự thay đổi lớn về giá trị. Lần điều chỉnh giá gần đây nhất xảy ra hồi tháng 1 khi giá Bitcoin khi ấy giảm từ 19.000 USD xuống còn 6.000 USD. Đây là lần điều chỉnh tồi tệ thứ ba trong lịch sử khi giá trị đồng coin này đã mất tới 72%.. Nhưng lịch sử cũng cho thấy rằng Bitcoin luôn có thể phục hồi từ những lần điều chỉnh lớn trước đó. Các nhà đầu tư và phân tích như Tom Lee và Peter Thiel đã tuyên bố rằng việc điều chỉnh của Bitcoin gần đây sẽ tương tự như những lần cải tiến trước đó và Bitcoin sẽ quay trở lại mức đỉnh trong tương lai.

Jeremy Gardner – người đồng sáng lập công ty Augur, công ty dự báo thị trường chạy trên nền tảng blockchain rất thành công – đã tiết lộ rằng các nhà đầu tư trên thị trường OTC (thị trường phi tập trung) đang tìm kiếm các hồ sơ dự thầu trị giá nhiều tỷ đô la để đầu tư vào các đồng tiền mã hóa phổ biến nhất trên thị trường. Ở các thị trường OTC, các nhà đầu tư thường làm việc với các thợ mỏ hoặc các các mập (shark) khác, những người sở hữu lượng Bitcoin đáng kể. Đầu tư nhiều tỷ đô la sẽ không có tác động ngay lập tức lên thị trường công cộng hoặc thị trường các sàn giao dịch tiền mã hóa. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư bắt đầu phân bổ hàng tỷ đô la mới vào thị trường này, giá bitcoin sẽ tăng trong thời gian không lâu nữa.

Từ năm 2015, thị trường Bitcoin nói riêng và tiền mã hóa nói chung đã dự đoán sự tham gia của các nhà đầu tư từ các tổ chức có thị trường điều chỉnh chặt chẽ như thị trường Bitcoin tương lai do Cboe và CME Group điều hành. Tuy nhiên, khối lượng trên những thị trường này cực kỳ nghèo nàn và nhu cầu từ các nhà bán lẻ từ phía tây hầu như không tồn tại.

Hiện tại, ở Nhật Bản và Hàn Quốc, các nhà đầu tư tư nhân đã đặt cược lớn vào Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác. Nhưng do Bitcoin thiếu đà tăng trưởng, các nhà kinh doanh dự đoán giá bitcoin sẽ giảm xuống mức 6.000 USD. Và nếu Bitcoin có khả năng bắt đầu một cuộc hồi phục điều chỉnh trong ngắn hạn, Bitcoin có thể trải nghiệm một sự phục hồi ngắn hạn.

 

 

Alibabacoin của Dubai bị Alibaba Trung Quốc khởi kiện bởi “đụng chạm” tên thương hiệu

Đồng tiền mã hoá Alibabacoin ra đời gặp không ít sóng gió, cơn sóng lớn nhất là phải đối mắt với vụ kiện tụng của “ông lớn” Alibaba Trung Quốc.

Một công ty phát triển công nghệ blockchain tại Dubai có tên Alibabacoin Foundation vừa thành lập và ra mắt đồng tiền mật mã mang tên Alibabacoin. Tuy nhiên Alibabacoin không hề có liên quan gì đến gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba tại Trung Quốc

Công ty tại Dubai muốn sử dụng cái tên Alibaba để gây ấn tượng mạnh mẽ. Bởi Alibaba không chỉ là một thương hiệu đơn thuần, mà cái tên này còn gắn liền với một câu truyện dân gian khá nổi tiếng là “Ali Baba và bốn mươi tên cướp”.

Và tất nhiên sau khi biết được tin này, Alibaba không hài lòng chút nào. Ngay cả khi Alibaba không có hoạt động kinh doanh nào tại Dubai, tuy nhiên công ty Trung Quốc đã chính thức khởi kiện Alibabacoin Foundation vì sử dụng tên thương hiệu của mình và khiến cho nhiều nhà đầu tư hiểu nhầm rằng Alibaba có liên quan tới đồng tiền mật mã này.

Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã phải ban hành một lệnh cấm tạm thời và yêu cầu Alibabacoin Foundation giải thích. Đại diện của công ty Dubai bác bỏ cáo buộc, cho rằng không có sự nhầm lẫn nào xảy ra đối với thương hiệu Alibaba.

Alibabacoin Foundation cũng cho rằng Tòa án Tối cao Hoa Kỳ không đủ thẩm quyền, vì công ty tại Dubai không có hoạt động tại Mỹ. Bên cạnh đó, Alibabacoin Foundation khẳng định rằng Alibaba Group Holding tại Trung Quốc cũng không được phép sở hữu độc quyền thương hiệu Alibaba.
 

Cấm tiền ảo và dự án ICO – sai lầm lớn nhất của Pakistan

Lệnh cấm ác giao dịch liên quan tới tiền ảo và dự án ICO gần đây được ban hành bởi Ngân hàng trung ưng Pakistan. Đây có thể là một sai lầm lớn gây ảnh hưởng tới nền kinh tế tài chính của quốc gia này.

Sai lần của Pakistan

Trong suốt năm 2018, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã và đang dần cởi mở hơn về tiền mã hóa. Cả ba quốc gia đều đã đưa ra các quy định hợp lý hơn, thực tế hơn cho các sàn giao dịch trong nước và các nhà đầu tư về tiền mã hóa.

Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã đưa ra ý định hợp pháp hóa ICO.

Chính phủ Hàn Quốc và Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) đã công bố kế hoạch hợp pháp hóa ICO trong nước một lần nữa, ngay khi các chính sách thuế đối với việc chào bán token được soạn thảo và thông qua bởi chính phủ. Trong khi đó, Hoa Kỳ và Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC) đang tích cực ban hành các quy định mới về ICO, và tuyên bố các ICO nào đã đăng ký với SEC đều được phép hoạt động.

Trong khi các nền kinh tế lớn đang ra sức quản lý thay vì cấm như Pakistan, do đó Pakistan đứng trước cơ hội vụt mất thị trường tiền mã hóa đáng giá hàng tỷ USD này. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước sẽ là người tổn thất nặng nề.

Vào ngày 6 tháng 4, Ngân hàng nhà nước Pakistan đã tuyên bố ban hành lệnh cấm các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước xử lí các giao dịch liên quan tới tiền mã hóa, ICO. Tuy nhiên, lệnh cấm này của Pakistan đã không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng cho thị trường tiền mã hóa toàn cầu, vì thị trường tiền mã hóa ở Pakistan thậm chí chiếm không đến 0.1% thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên Pakistan đã phạm sai lầm khi tự mình kép cánh cửa hội nhập, vô tình tạo ra một rào cản lớn với các công ty công nghệ đang có ý định đầu tư vào Pakistan.

Hãy học tập Malta

Binance, một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất trên thế giới, đã thành lập trụ sở mới của mình tại Malta, theo chân của Binance cũng có hơn 20 công ty khác có vốn hóa trị giá hàng tỉ USD đang có kế hoạch chuyển sang Matal.

Ngay sau khi Binance chuyển trụ sở chính sang đây, Matal lập tức đã tuyên bố sẽ trở thành quốc đảo blockchain hàng đầu trên thế giới.

Ngày càng có nhiều công ty lớn trên thế giới chuyển sang hoạt động tại Malta, góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển hơn, cũng như tạo nhiều việc làm hơn cho người dân tại đây.

Rõ ràng đây có thể sẽ là sai lầm lớn của Pakistan khi cấm tiền mã hóa, ICO.