Telegram chính thức từ biệt lãnh thổ Nga

16/4 chính thức là ngày chính phủ Nga cấm vận Telegram – mạng xã hội bảo mật cao khỏi đất nước. Lệnh cấm được đưa ra bởi Uỷ Ban Truyền Thông Nga Roskomnadzor (RKN)

Lệnh cấm Telegram tại Nga

Để ngăn chặn sử dụng Telegram, Ủy ban truyền thông Nga đã chặn gần 20 triệu địa chỉ IP của Google và Amazon Internet Protocol (IP) vào ngày 17 tháng Tư, nhưng theo người dùng Nga nói rằng các ứng dụng vẫn hoạt động bình thường mà không cần áp dụng các công cụ khác như công cụ Proxy hay VPN.

Trong khi ứng dụng Telegram vẫn đang hoạt động bình thường tại Nga, thì hàng tá những người sử dụng những dịch vụ khác không liên quan đến Telegram đã phàn nàn về sự cố liên quan đến địa chỉ IP bị chặn. Ứng dụng nhắn tin Viber có vấn đề về kết nối, ảnh hưởng đến các cuộc gọi ngay sau khi RKN bắt đầu chặn.

Ông Edward Snowden, người ủng hộ an ninh dữ liệu người dùng và ẩn danh trên Internet, đã bày tỏ sự phản đối về lệnh cấm của RKN nhằm vào Telegram trong bài phát biểu ngày 17 tháng 4, coi đây là một “nỗ lực kiểm duyệt và phớt lờ đi các chuẩn mực đạo đức.

Theo các hãng tin địa phương TJournal và Mediazona, người sử dụng báo cáo các sự cố về các dịch vụ khác nhau như cập nhật của Microsoft và Windows; mạng chơi game như Playstation Network, Battle.net, và Xbox Live; trò chơi trực tuyến của nhà xuất bản Wargaming, máy khách ứng dụng Android APK Mirror; các dịch vụ truyền hình trực tuyến Netflix và Twitch.tv; các nhà bán lẻ trực tuyến, và nhiều người khác đang gặp tình trạng trì trệ dịch vụ, và theo như nhiều người cho rằng, thay vì RKN cấm người dùng Telegram thì bây giờ họ lại đang cấm các dịch vụ khác ngoại trừ Telegram.

Các phương tiện truyền thông địa phương báo cáo rằng hoạt động chặn của RKN ảnh hưởng đến trang web riêng của nhà đài, truyền hình… Trong khi đó RKN phủ nhận cáo buộc liên quan đến sự cố mạng của các dịch vụ Internet khác.

 

 

 

Tòa án Nga cấm ứng dụng tin nhắn của Telegram

Sau khi ICO bán gần 2 tỷ USD, tòa án Nga đã áp dụng “lệnh cấm” chính thức đối với ứng dụng nhắn tin của Telegram.

Vào ngày thứ Sáu, Thẩm phán Yuliya Smolina của tòa án Tagansky người quản lý Telegram cùng với Roskomnadzor về việc điều chỉnh quyền ngăn chặn truy cập vào ứng dụng Telegram vì lý do công ty đã từ chối việc tuân thủ pháp luật của nhà nước.

Các cơ quan quan chức tình báo cùng với dịch vụ Liên bang FSB đã liên tục yêu cầu công ty Telegram bàn giao các khóa mã hoá của họ để họ xem các tin nhắn được lưu trữ trong cuộc trò chuyện được mã hóa giữa người dùng. Họ khẳng định rằng: “họ cần truy cập vào để họ có thể ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra”.

Tuy nhiên, người phát ngôn của Telegram nói: “yêu cầu này là không tôn trọng  đối với sự riêng tư của người dùng và từ chối tuân thủ”. Điều này đã dẫn đến tòa án đã công bố việc cấm ứng dụng nhắn tin trên Telegram.

Nhà sáng lập ra Telegram, ông Pavel Durov cho biết: “họ sẽ cố gắng vượt khắc phục lệnh cấm, bằng cách sử dụng các phương pháp trong ứng dụng, điều này có thể có hiệu lực bất cứ lúc nào. Người dùng  chỉ cần một VPN để đảm bảo tiếp tục truy cập vào ứng dụng đó.

Chính quyền địa phương có quyền lực thông qua các tập đoàn công nghệ thông tin được dựa vào tiền. Ông Durov đưa tin trên kênh cộng đồng của Telegram để chặn nguồn thu thập thông tin từ cũng như năm ngoái Apple đã chuyển máy chủ iCloud sang Trung Quốc. TeleGram cho biết họ có sự tôn trọng riêng và không quan tâm đến doanh thu hay quảng cáo mà đồng nghĩa với việc “Bảo mật không phải để bán”

Theo như  ước tính có 9,5 triệu người sử dụng a Telegram sống ở Nga.

Theo báo cáo của CCN , Công ty đã huy động được 1,7 tỷ đô la để tạo ra mạng Telegram Open Network (TON), một hệ sinh thái blockchain với  tiền điện tử được gọi là Gram. Không chắc chắn liệu công ty sẽ tiến hành ICO công cộng hay kết thúc việc chào hàng của nó theo sau buổi giới thiệu này.

Iran, một quốc gia độc cũng sử dụng Telegram rất nhiều,và họ dự định có lệnh cấm ứng dụng của nó đối với ứng cử viên, với các quan chức cho rằng việc chuyển đổi nó thành “một nền tảng kinh tế” sẽ “làm suy yếu đồng tiền của Iran” để biện minh cho việc kiểm duyệt.

 

Telegram bị cấm tại Nga sau vụ án ICO 1.7 tỉ USD

Tòa án ở Moscow (Nga) đã chính thức ban hành lệnh cấm đối với ứng dụng nhắn tin bảo mật Telegram. Lí do được cho là Telegram từ chối thực hiện một số yêu cầu của giới chức nước này.

Giới chức Nga đã đe dọa cấm Telegram từ năm 2016 do nhà phát triển ứng dụng này từ chối cung cấp cho họ quyền truy cập vào dữ liệu của người dùng.

Sau đó Ủy ban An ninh Quốc gia Nga (KGB) đã tiếp nối Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) yêu cầu truy cập khóa giải mã Telegram vào năm ngoái để có thể đọc được tin nhắn của người dùng như là một phần của biện pháp chống khủng bố.

Không có gì ngạc nhiên khi Telegram trở thành công cụ liên quan đến vấn đề khủng bố do nó tập trung vào sự riêng tư của người dùng. Vấn đề là công ty này cũng đã thực hiện các nỗ lực chống khủng bố bằng cách ngăn chặn các kênh của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) trong nhiều năm, mặc dù những kênh mới vẫn tiếp tục mọc lên. Sự quan tâm đến quyền riêng tư của người dùng cũng là lý do khiến Telegram nhất quyết không đáp ứng yêu cầu của KGB và FSB.

Nhà sáng lập Pavel Durov của Telegram nói rằng, mặc dù họ đồng ý các thỏa thuận với chính phủ Nga để hoạt động như một kênh phân phối thông tin cho các hoạt động trong nước nhưng công ty từ chối tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào có thể làm tổn hại dữ liệu người dùng. Đó là lý do khiến cơ quan giám sát truyền thông Nga Roskomnadzor yêu cầu tòa án cấm ứng dụng.

Phiên toà chỉ mất 18 phút trước khi Roskomnadzor, cơ quan giám sát truyền thông của Nga, đã được chấp thuận yêu cầu cấm ứng dụng nhắn tin này. Tuy nhiên, lệnh cấm sẽ chỉ có hiệu lực sau khi Telegram đã trải qua quá trình kháng cáo trong tháng tới.

Buổi điều trần của toà án diễn ra vào thời điểm khá tệ với Telegram, vì họ hiện đang tiến hành một đợt pre-sale ICO-GRAM của họ. Đợt bán pre-sale này đã thu hút được hơn 1,7 tỉ đô la nhưng có những lo ngại cho rằng ICO này sẽ không bao giờ được mở bán cho công chúng.