Giá Bitcoin sẽ tăng tới 250.000 USD vào năm 2022?

” Giá Bitcoin sẽ tăng tới 250,000 USD/BTC vào năm 2022″ là câu khẳng định của nhà phân tích thị trường tiền kĩ thuật số – Tim Draper. Cùng Minerstore tìm hiểu nguyên nhân lời tiên tri này được đưa ra ngay khi giá Bit đang giảm sút đáng kể.

Giá Bitcoin (BTC) – Lời tiên tri có thành hiện thực?

Tỷ phú đầu tư mạo hiểm và cũng đồng thời là người ủng hộ crypto mọi lúc – Tim Draper, đã dự đoán lại về khả năng mức giá Bitcoin có thể chạm đến trong những năm tới. Ông Daper tin rằng với sự dẫn dắt bằng vốn hóa thị trường sẽ “vọt lên” 250,000 và nắm giữ 10 nghìn tỉ USD trong vốn thị trường trước 2022. Trong cuộc phỏng vấn cho TheStreet, ông nói:

“Tôi không muốn bán Bitcoin của mình, cái tôi bán là gì? Chuyển từ crypto sang fiat giống như việc trao đổi vỏ sò sang vàng vậy. Nhìn về quá khứ, tôi đang suy nghĩ cho dài hạn việc sử dụng nó, để dành nó, đầu tư nó hay đơn giản chỉ là giữ nó.

Với một mức giá khôn ngoan, chúng ta sẽ tiếp tục thấy Bitcoin di chuyển cao hơn. Chúng tôi đã sửa đổi ước tính lên đến 250000USD trong vòng 4 năm nữa để chúng tôi có thể theo dõi vòng xoay giao dịch Bitcoin quanh mốc 250000USD năm 2022.”

 

Những quy định về Bitcoin

Khi được hỏi về quy định nào sẽ được đặt ra cho Bitcoin và các altcoin bởi chính phủ, nhà tỷ phú trả lời rằng những người làm luật nên có những bước đi thật thận trọng đối với thị trường để có được một môi trường thân thiện, họ phải luôn nhớ rằng ảnh hưởng của crypto có thể ghê gớm như thế nào:

“Quy định cần phải được đưa ra và thực hiện một cách rõ ràng. Các chính phủ trên thế giới đang đấu tranh cho chúng tôi và những chính phủ tốt nhất đang tạo ra những bộ luật rõ ràng và khá “nương tay” cho crypto. Tiền điện tử là một bước chuyển biến lớn về kiến tạo kỹ thuật và việc chính phủ phải cân nhắc mong muốn của mình để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nên được bao gồm trong “tiềm lực kinh tế” crypto. Tôi tien rằng tiền điện tử sẽ đánh bại tiền fiat trong 5 đến 7 năm tới.”

Theo ông Draper, thứ khiến đồng coin kỹ thuật coin trở nên đặc biệt chính là bảo mật của họ là một trong những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất họ có. Ví dụ như nền tảng blockchain của Bitcoin chưa bao giờ bị hack trong khi ngân hàng bị hack thường xuyên, nếu không muốn nói là liên tục.

Mạng lưới người nắm giữ wallet, các miner và các cổ đông càng lớn thì tiền điện tử càng phải bảo mật an toàn. Vậy nên Bitcoin thuộc loại bảo mật cao nhất. Trái lại, hacker đang tìm càng nhiều lỗ hổng hơn nữa trong hệ thống ngân hàng của chúng tôi để xâm nhập.

Việt Nam trước bước tiến lớn của tiền ảo

Hàng trăm ngàn của hàng bán lẻ ở Nhật Bản đã chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền điện tử bitcoin, cả trực tuyến lẫn tại cửa hiệu.

Trang thông tin Bitcoin.com cho biết chuỗi cửa hàng truyền thống Marui nổi tiếng ở Nhật Bản bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng bitcoin kể từ ngày 7/8.

Marui, được thành lập từ năm 1931 và nay gồm 31 cửa hàng thời trang cao cấp, được Tổ chức du lịch quốc gia Nhật Bản (JNTO) xếp vào nhóm bảy công ty bán hàng hấp dẫn nhất. Vì thế, việc công ty này chấp nhận thanh toán bằng bitcoin là một bước tiến đáng kể nơi đất nước hoa anh đào.

Thực ra bitcoin đã trở nên quan trọng tại Nhật Bản ngay khi các nhà làm luật cho biết sẽ biến nó thành một thứ tiền tệ hợp pháp thay vì chỉ là một nguồn dự trữ trước đây.

Theo Nikkei Asia Review, hai tập đoàn bán lẻ lớn tại đây là Bic Camera và Recruit Lifestyle cũng sẽ chấp nhận thanh toán bằng bitcoin nơi các cửa hàng của họ.

Người mua đến cửa hàng của Bic Camera có thể thanh toán bằng bitcoin cho các món hàng có giá trị lên đến 100.000 yen Nhật, vào khoảng 900 đô la Mỹ và sẽ nhận được điểm thưởng.

Còn Recruit Lifestyle thì liên kết với thị trường chứng khoán Coincheck để cung cấp bitcoin cho tất cả các cửa hàng của công ty thông qua phần mềm ứng dụng thanh toán tại điểm bán hàng (POS) mang tên AirRegi.

Theo trang tin Btcmanager.com, vào tháng 4 năm nay, ở Nhật Bản đã có khoảng 4.500 cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng bitcoin. Nhưng với việc đưa bitcoin vào phần mềm ứng dụng AirRegi vốn đang được sử dụng tại hơn 260.000 cửa hàng trên toàn quốc thì việc phát triển hệ thống thanh toán bằng tiền kỹ thuật số sẽ có những bước tiến nhanh chóng.

Trang Bitcoin.com cho biết thêm, tháng 7 là thời điểm luật thuế sửa đổi có hiệu lực tại Nhật Bản, theo đó người sử dụng tiền ảo bitcoin không còn bị đánh thuế tiêu thụ 8% cho việc sử dụng đồng tiền này khi mua hàng nữa. Từ ngày 1/7, Úc cũng chấm dứt việc đánh thuế hai lần trên những đồng bitcoin.

Việc cả hai nền kinh tế quan trọng Nhật Bản và Úc cùng bãi bỏ thuế tiêu thụ bitcoin cho thấy có sự cạnh tranh trong việc thu hút bitcoin vào nền kinh tế của họ, thông qua sự xâm nhập vào thị trường bán lẻ vốn đang dị ứng với tiền ảo.

Tại Việt Nam, thời gian qua, dư luận rộ lên ý kiến hình thức tiền ảo như bitcoin sẽ được Việt Nam thừa nhận và sớm chỉnh sửa khung pháp lý để có hình thức quản lý phù hợp.

Tuy nhiên, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) – cơ quan quản lý về tiền tệ lại khác.

Cách đây 3 năm, đại diện NHNN từng lên tiếng cho biết: Ngay sau khi bitcoin xuất hiện tại Việt Nam từ cuối năm 2013, NHNN đã chủ động nghiên cứu về loại tiền ảo này.

Tương tự hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, theo pháp luật hiện hành về ngân hàng, NHNN khẳng định bitcoin (cũng như các loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ hợp pháp và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

“Việc sở hữu, mua bán, sử dụng bitcoin tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì có khả năng bị tấn công đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch, mặt khác, giao dịch bitcoin có tính ẩn danh cao nên có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn ma túy, trốn thuế”, đại diện NHNN khi đó cho hay.

Do vậy, việc sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Quan điểm này NHNN đã tuyên bố ngay từ ngày 27/2/2014.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử.

Trao đổi với báo chí ngày 24/8, một lãnh đạo Vụ Ngân hàng Nhà nước cho biết đây, mới là Đề án Chính phủ giao Bộ Tư pháp nghiên cứu khung pháp lý nên hiện chưa nói được gì nhiều.

“Vấn đề này thuộc Bộ Tư pháp được giao làm, khi nào bên đó xây dựng và lấy ý kiến chúng tôi mới có ý kiến.

Tuy nhiên, quan điểm của NHNN vẫn giữ nguyên là không công nhận các loại tiền ảo – ví như bitcoin. Hiện, mọi người đang có xu hướng lẫn lộn giữa tiền điện tử và tiền ảo.

Về bản chất tiền điện tử chính là tiền thật nhưng được các ngân hàng giao dịch thanh toán qua mạng nên gọi là điện tử. Còn tiền ảo, tài sản ảo là không hề có thật”, vị này nói.

Hiện Đề án nghiên cứu quản lý tiền ảo này được ban hành, theo nhiều chuyên gia, thể hiện sự cầu thị của Chính phủ Việt Nam với vấn đề về tiền ảo, tiền điện tử trong xu thế của toàn cầu..

Mặc dù vậy, một chuyên gia nghiên cứu sâu về lĩnh vực thanh toán chia sẻ rằng cần phải nghiên cứu thấu đáo. Theo vị này giả như nếu công nhận bitcoin là tiền tệ thì NHNN mới quản lý được (chẳng hạn như cho phép trong giới hạn hoặc là cấm).