CEO của Ripple khẳng định: Bitcoin là tiền Trung Quốc

Bitcoin đang nhận được hầu hết sự quan tâm từ các nhà đầu tư bởi khoản hời lớn mà đồng tiền mang lại. Tuy nhiên gần đây, CEO của Ripple, Brad Garlinghouse đã khẳng định đây là tiền Trung Quốc. Nguyên nhân nào dẫn tới phát ngôn này?

CEO Ripple, Brad Garlinghouse, chỉ ra một vấn đề tinh tế trong hash power của Bitcoin: Nó chủ yếu được kiểm soát bởi các bể khai thác của Trung Quốc. Ông lần đầu lưu ý về vấn đề này trong một buổi nói chuyện tại Hội nghị chuyên sâu về lĩnh vực xuyên quốc gia năm 2000 của Stifel Financial.

Một số người nổi tiếng, thậm chí là Steve Wozniak, đã nói rằng họ 
thấy một thế giới mà Bitcoin là tiền tệ chính. Tôi nghĩ điều đó thật 
ngớ ngẩn! Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện khác chưa được báo cáo, 
nhưng đáng được chú ý: Bitcoin thực sự bị kiểm soát bởi Trung Quốc, 
có bốn miner ở Trung Quốc kiểm soát hơn 50% Bitcoin. Làm thế nào 
chúng ta biết rằng Trung Quốc sẽ không can thiệp? Có bao nhiêu quốc 
gia muốn sử dụng tiền tệ do Trung Quốc kiểm soát? Nó sẽ khó mà chấp 
nhận được cái sự thật này. ”

Điều này ban đầu nghe có vẻ như là hoang đường, nhưng khi chúng ta đi sâu vào các số liệu thống kê, rõ ràng là Garlinghouse không chỉ “dựng truyện”. BTC.com, Antpool, F2Pool và BTC.TOP đều có điểm chung: Tất cả đều là tiếng Trung Quốc và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng công suất khai thác của Bitcoin.

Thêm nữa, chúng chiếm 58,9% tỷ lệ hash của BTC. Nhiêu đó cũng đủ để gây rối sự đồng thuận mạng. Nếu cộng tất cả các hoạt động khai thác lớn của Trung Quốc (trên 2% của hashrate), nó sẽ là 75,3% quyền kiểm soát sức mạnh băm!

Tuy nhiên, Garlinghouse đang bỏ qua một thực tế, các thợ mỏ độc lập có thể tham gia các bể khác nếu không muốn chính phủ Trung Quốc nhúng tay vào.

Dù vậy, không có gì đảm bảo rằng Bitcoin có thể sống sót sau một cuộc tấn công như vậy, nó sẽ trở thành một lỗ hổng cố hữu trong proof-of-work coins. Đó là một trò chơi mèo và chuột giữa các lợi ích của Trung Quốc và sự thờ ơ từ các thợ mỏ về việc thực sự chú ý đến các bể mà họ đang khai thác.

Trong kịch bản thứ hai, nếu Bitcoin không chịu áp lực từ chính phủ nơi mà nắm giữ phần lớn sức mạnh băm của thế giới, chúng ta có thể thấy mọi người di chuyển với số lượng lớn sang thực hiện proof of stake coins!

Alibabacoin của Dubai bị Alibaba Trung Quốc khởi kiện bởi “đụng chạm” tên thương hiệu

Đồng tiền mã hoá Alibabacoin ra đời gặp không ít sóng gió, cơn sóng lớn nhất là phải đối mắt với vụ kiện tụng của “ông lớn” Alibaba Trung Quốc.

Một công ty phát triển công nghệ blockchain tại Dubai có tên Alibabacoin Foundation vừa thành lập và ra mắt đồng tiền mật mã mang tên Alibabacoin. Tuy nhiên Alibabacoin không hề có liên quan gì đến gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba tại Trung Quốc

Công ty tại Dubai muốn sử dụng cái tên Alibaba để gây ấn tượng mạnh mẽ. Bởi Alibaba không chỉ là một thương hiệu đơn thuần, mà cái tên này còn gắn liền với một câu truyện dân gian khá nổi tiếng là “Ali Baba và bốn mươi tên cướp”.

Và tất nhiên sau khi biết được tin này, Alibaba không hài lòng chút nào. Ngay cả khi Alibaba không có hoạt động kinh doanh nào tại Dubai, tuy nhiên công ty Trung Quốc đã chính thức khởi kiện Alibabacoin Foundation vì sử dụng tên thương hiệu của mình và khiến cho nhiều nhà đầu tư hiểu nhầm rằng Alibaba có liên quan tới đồng tiền mật mã này.

Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã phải ban hành một lệnh cấm tạm thời và yêu cầu Alibabacoin Foundation giải thích. Đại diện của công ty Dubai bác bỏ cáo buộc, cho rằng không có sự nhầm lẫn nào xảy ra đối với thương hiệu Alibaba.

Alibabacoin Foundation cũng cho rằng Tòa án Tối cao Hoa Kỳ không đủ thẩm quyền, vì công ty tại Dubai không có hoạt động tại Mỹ. Bên cạnh đó, Alibabacoin Foundation khẳng định rằng Alibaba Group Holding tại Trung Quốc cũng không được phép sở hữu độc quyền thương hiệu Alibaba.