Việt Nam: Đề xuất tạm dừng nhập các loại máy đào tiền ảo

Đó là đề xuất của Bộ Tài chính lên Chính phủ sau khi tổng hợp ý kiến của các bộ ngành nhằm tăng cường quản lý hoạt động liên quan đến bitcoin và các loại tiền ảo khác.

Theo Bộ Tài chính, các máy đào tiền ảo không nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu, không thuộc danh mục quản lý chuyên ngành hay hàng hóa gây mất an toàn. Do đó, doanh nghiệp được nhập khẩu theo nhu cầu.

Tuy nhiên, theo bộ này, thực tế, việc sử dụng máy xử lý dữ liệu tự động giải mã bitcoin, litecoin cho mục đích khai thác tiền ảo gây khó khăn, phức tạp trong công tác quản lý, dễ bị các đối tượng lợi dụng để sử dụng như tiền tệ hoặc một phương pháp thanh toán khác, vi phạm nghị định 101 về việc thanh toán không dùng tiền mặt đã được sửa đổi bổ sung.

Điển hình là vụ lừa 15.000 tỉ đồng xảy ra tại TP.HCM liên quan đến 32.000 người, thông qua mô hình đầu tư tiền ảo iFan, Pincoin.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2017 đến nay, đã có 15.600 máy đào tiền ảo được nhập khẩu vào Việt Nam. Trong đó, riêng 4 tháng đầu năm có hơn 6.300 máy được nhập về.

Nơi tiêu thụ chủ yếu là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

Các loại máy được nhập gồm máy xử lý dữ liệu bitcoin, dữ liệu bitmain; máy xử lý thuật toán; thiết bị xử lý dữ liệu thuật toán; máy xử lý dữ liệu tự động và máy xử lý dữ liệu tự động dùng cho hệ thống quản lý điều khiển từ xa, nội bộ.

Đầu tháng 5, Tổng cục Hải quan có văn bản yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát việc nhập khẩu máy xử lý dữ liệu tự động, giải mã bitcoin, litecoin dùng cho mục đích khai thác tiền ảo.

Số liệu nhập khẩu máy xử lý dữ liệu tự động phải báo cáo về Tổng cục Hải quan hàng tháng; đối tượng nhập khẩu là cá nhân cần nêu rõ tên và địa chỉ cụ thể.

Trong chỉ thị về việc tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới bitcoin và các loại tiền ảo vừa được ký ban hành, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật.

Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ liên quan tới tiền ảo.

Đồng thời, phối hợp với Bộ Công an trong việc phát hiện, xử lý các hành vi sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp, hạn chế nhập khẩu, quản lý thiết bị, máy móc cho mục đích đào tiền ảo.

Việt Nam đẩy mạnh giám sát lừa đảo tiền ảo

Sau vụ án 15,000 tỉ đồng bốc hơi bởi hệ thống đa cấp Ifan (8/4/2018), Bộ tăng cường giám sát lừa đảo tiền mã hoá đã nhận được chỉ đạo cụ thể để siết chặt luật lệ về những đồng tiền này.

Ngày 11/4/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi một chỉ thị tới một số Bộ để tăng cường cảnh giác và giám sát các thị trường ICO và tiền ảo, thảo luận về những mối nguy hiểm của chúng đến nền kinh tế đất nước. Chỉ thị được gửi tới các đơn vị chính phủ sau: Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính, Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chỉ thị cụ thể yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán để cấm hỗ trợ các giao dịch và hoạt động liên quan tới tiền điện tử và báo cáo các hoạt động đáng ngờ. Điều này bao gồm việc mở tài khoản bị nghi ngờ sử dụng để mua bất kì loại tiền mặt kĩ thuật số nào. Tài liệu cũng chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu cách các quốc gia khác đang xây dựng quy định và yêu cầu Bộ giải quyết các công ty đại chúng khác để tránh làm bất kì doanh nghiệp nào trong các lĩnh vực điện tử.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tăng cường điều tra các công ty trái với các luật hiện hành như gian lận đầu tư, các chương trình tiếp thị đa cấp bất hợp pháp và gian lận trong internet. Nó đã yêu cầu Bộ Công thương hỗ trợ trong cuộc điều tra này.

Bộ Tư pháp được yêu cầu phối hợp với bộ tài chính xây dựng quy định liên quan đến phát hành và tăng vốn liên quan đến tiền điện tử. Bộ thông tin và truyền thông đã được yêu cầu chỉ đạo các cơ quan báo chí và thông tin tăng cường thông điệp về các rủi ro và hậu quả của tiền ảo.

Một chỉ thị khác của Ngân hàng Nhà nước VN đã được yêu cầu ngừng giao dịch và các hoạt động hỗ trợ có liên quan đến tiền điện tử. Vnexpress gần đây khẳng định những tuyên bố này.

Tâm lí chung thị trường VN là thân trọng xung quanh nền kinh tế kĩ thuật số đổi mới, tuy nhiên các công ty công nghệ Blockchain đã phát triển rất mạnh. Việt Nam vẫn là một điểm đến quan trọng cho các nhà phát triển tài năng cho các công ty blockchain từ Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kong và Nhật Bản.