Những điều cần chú ý khi đầu tư vào Ripple

Mặc dù Ripple là một đồng coin tiềm năng đáng để đầu tư nhưng đừng vì thế mà đầu tư không kiếm soát. Hãy xem xét một số yếu tố dưới đây trước khi đưa ra quyết định của mình về Ripple.

Cơ quan đánh giá độc lập Weiss Ratings bắt đầu xếp hạng crypto từ đầu tháng 1 năm 2018. Ngoài việc đánh giá Bitcoin với điểm số tương đối thấp C+ đã gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng, cơ quan này cũng đã cho điểm nhiều crypto khác, giúp các nhà đầu tư có thể chọn đồng coin với tiềm năng cao nhất và tránh đồng coin ít hứa hẹn nhất.

Gần đây, Weiss Ratings đã “chiếu sáng” cho đồng crypto phổ biến thứ ba trên thị trường, Ripple (XRP), với vốn hóa thị trường gần 28 tỉ đô. Juan M. Villaverde, biên tập của Weiss Ratings đã viết rằng “Về ngắn hạn, token Ripple (XRP) không phải là một đầu tư quá tồi” sau đó nói thêm:”Nhưng điều làm tôi băn khoăn là làm sao chủ sở hữu XRP có thể hi vọng thu được lợi nhuận từ quỹ đạo dài hạn của đồng coin này.” Villaverde chú ý rằng các nhà đầu tư Ripple có thể thu được lợi nhuận tương đối trong tương lai gần nhưng đồng coin này có hai vấn đề chính không mà chúng ta không thể không quan tâm khi đầu tư dài hạn.

Lí do đầu tiên: Ripple chưa độc lập

Đầu tiên, công ty mẹ Ripple đang phụ thuộc nặng nề vào các thỏa thuận với ngân hàng và tổ chức tài chính, giúp họ token hóa tiền mặt để cắt giảm phí và thời gian giao dịch thông qua giao thức Ripple.

Nhưng mạng lưới Ripple chỉ đơn thuần là một phương tiện vận chuyển, được sử dụng để giao dịch từ tiền mặt sang Ripple và ngược lại tiền mặt. Hơn nữa, các ngân hàng không hề bị ràng buộc phải sử dụng token XRP trong các giao dịch như thế này. Villaverde nỏi rằng:

“Thực tế, một lượng token mới sẽ được phát hành cho mỗi đồng tiền pháp định. Quá trình này gọi là token hóa, và nó sẽ vượt quá nhu cầu sử dụng token XRP.”

Nói cách khác, những nhà đầu tư nào mà cứ lao vào mua XRP mỗi khi có thông báo về hợp tác của Ripple, một ngày nào đó có thể sẽ phải vác cả một túi thật to để đựng token.

Lí do thứ hai nằm ở Ripple và XRP

Ripple không phải là một công ty đại chúng – và XRP không phải là cổ phần – do đó các chủ sở hữu của token mã hóa này không có quyền hưởng lợi nhuận tiềm năng của công ty. Thậm chí có người còn cho rằng XRP chỉ đơn thuần là một token thử nghiệm nhằm thu hút sự chú ý của ngân hàng không hơn không kém.

Ripple là một công ty lập quyền

Villaverde lưu ý rằng: Có lẽ một trong những thử thách lớn nhất Ripple đối mặt là sự thật rằng nó là một công ty tập quyền, không có sức đề kháng với những áp lực về quy định quản lý như Bitcoin. Vì vậy, việc cấm một đồng crypto tập trung sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Ripple đang theo đuổi kiểu kinh doanh của các thể chế tài chính truyền thống trong thế giới bị kiểm soát bởi chính phủ. Và do đó chẳng có gì khó khăn cho các nhà chức trách trong việc đóng cửa XRP.  Vì vậy, đình chỉ XRP là điều quá quá dễ dàng với các chính phủ.

Chúng ta không cần phải là một nhà phân tích kỹ thuật để có thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra với giá token khi đó.

Nếu các ngân hàng coi Ripple là một đe dọa đối với mô hình kinh doanh của họ, họ sẽ đơn giản sử dụng token mã hóa của chính mình để giảm chi phí, và có thể vận động chính phủ làm theo yêu cầu của họ. Rốt cuộc thì kẻ nợ bao giờ cũng bị chi phối bởi chủ nợ – điều đã từng xảy ra trong khủng hoảng 2018.

Vì vậy ngay cả khi các mạng lưới toàn cầu như SWIFT có thể không sánh được với RippleNet, token XRP sẽ vẫn không có nguồn cầu bởi các tổ chức quốc tế và chính phủ nhất định sẽ phát hành token của riêng họ để duy trì quyền kiểm soát đối với hệ thống tiền tệ.

Mặt khác, Bitcoin là một giao thức mã nguồn mở phân quyền với đơn vị kế toán (BTC) là một phần không thể thiếu của blockchain, một quyển sổ cái công bảo mật nhất và có khả năng chống lại kiểm duyệt trong thế giới hiện tại.

Villaverde kết luận: Trên thực tế, có thể nói rằng việc cấm các crypto phân quyền sẽ gần như là không thể. Nhưng Ripple lại sở hữu mọi thứ ngoài tính phân quyền.

 

 

 

Giám đốc chiến lược Ripple: “XRP hoàn toàn không phải là một chứng khoán”

Trong một bài phỏng vấn, Giám đốc chiến lược Marketing của Ripple đã khẳng định XRP của họ không phải là một chứng khoán.

Giống như Bitcoin, Ripple cũng được coi là một đồng từ tiền kỹ thuật số. Ripple hiểu đơn giản một hệ thống thanh toán mở đang nằm trong giai đoạn thử nghiệm. Ripple coin ra đời từ năm 2012 với mục đích giúp mọi người dễ dàng sử dụng dịch vụ ngân hàng, Paypal, thẻ tín dụng… với một chi phí thấp cùng với tốc độ xử lý nhanh chóng. XRP (hay còn được biết đến với cái tên Ripple) dù cũng hỗ trợ đồng tiền ảo của riêng mình, không như Bitcoin, XRP không nuôi mộng bá chủ tiền tệ.

Token XRP – có chức năng như là đồng tiền của chính Ripple Consensus Ledger (RCL) và là nền tảng cho một số sản phẩm blockchain công khai của công ty – hiện đang là đồng tiền điện tử lớn thứ ba, với vốn hóa thị trường trên 22 tỷ USD.

Một số người cho rằng vì Ripple phân phối XRP bằng cách bán đồng xu – và hầu hết người mua mua chúng như là các khoản đầu tư – nó phải tuân thủ các quy định về chứng khoán giống như chứng khoán nhà nước (công trái), trái phiếu, và thậm chí là cả các ICO.

Nếu đúng, điều này có thể có những hậu quả pháp lý nghiêm trọng, đối với cả Ripple và các sàn giao dịch tiền điện tử niêm yết nó cho giao dịch.

Ripple lập luận rằng những tuyên bố này là vô căn cứ.

“Chúng tôi hoàn toàn không phải là chứng khoán. Chúng tôi không đáp ứng các tiêu chuẩn của một chứng khoán dựa trên lịch sử của luật pháp”, Cory Johnson, chuyên gia chiến lược về thị trường của Ripple, nói trong một cuộc phỏng vấn với CNBC.

Cuộc thảo luận về liệu XRP có phải là một chứng khoán hay không, xuất hiện một lần nữa ở nửa cuối buổi trò chuyện, nhưng cuộc tranh luận hiện tại đã được “khơi mào” từ ý kiến ​​của Chủ tịch kiêm Giám đốc hoạt động Coinbase Asiff Hirji trong một lần xuất hiện gần đây.

Ông Hirji cho biết, gã khổng lồ môi giới và sàn giao dịch đã niêm yết mọi token tiền điện tử mà họ cho rằng có sự chắc chắn về luật pháp. Hiện tại, công ty đã niêm yết 4 đồng tiền điện tử – và XRP không phải là một trong số đó.

Johnson, đáp lại điều này và ám chỉ đến các báo cáo gần đây rằng Ripple đã cố gắng mua chuộc Coinbase với các ưu đãi như khoản vay XRP không lãi suất để token này được niêm yết trên sàn giao dịch, cho rằng sàn giao dịch lấy lí do là không chắc chắn về quy định để từ chối đề nghị của họ.

“Coinbase chưa bao giờ đưa ra vấn đề liệu XRP có là chứng khoán hay không trong các cuộc thảo luận về việc niêm yết XRP“.Johnson cho biết. “Chúng tôi chắc chắn 100%, nó không phải là chứng khoán. Chúng tôi không đáp ứng các tiêu chuẩn để là một chứng khoán.”

 

 

Bitcoin giảm – cơ hội lớn sắp tới !

Những đợt bán thảo khổng lồ của Fortress và Mt.Gox được cho là nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm đáng kể của đồng tiền Bitcoin từ đầu năm 2018. Tuy nhiên, các nhà tư nhân lại nhìn nhận sự suy giảm về giá này là cơ hội tiềm năng sắp tới trong tương lai.

Trong 10 năm qua, Bitcoin đã có nhiều sự thay đổi lớn về giá trị. Lần điều chỉnh giá gần đây nhất xảy ra hồi tháng 1 khi giá Bitcoin khi ấy giảm từ 19.000 USD xuống còn 6.000 USD. Đây là lần điều chỉnh tồi tệ thứ ba trong lịch sử khi giá trị đồng coin này đã mất tới 72%.. Nhưng lịch sử cũng cho thấy rằng Bitcoin luôn có thể phục hồi từ những lần điều chỉnh lớn trước đó. Các nhà đầu tư và phân tích như Tom Lee và Peter Thiel đã tuyên bố rằng việc điều chỉnh của Bitcoin gần đây sẽ tương tự như những lần cải tiến trước đó và Bitcoin sẽ quay trở lại mức đỉnh trong tương lai.

Jeremy Gardner – người đồng sáng lập công ty Augur, công ty dự báo thị trường chạy trên nền tảng blockchain rất thành công – đã tiết lộ rằng các nhà đầu tư trên thị trường OTC (thị trường phi tập trung) đang tìm kiếm các hồ sơ dự thầu trị giá nhiều tỷ đô la để đầu tư vào các đồng tiền mã hóa phổ biến nhất trên thị trường. Ở các thị trường OTC, các nhà đầu tư thường làm việc với các thợ mỏ hoặc các các mập (shark) khác, những người sở hữu lượng Bitcoin đáng kể. Đầu tư nhiều tỷ đô la sẽ không có tác động ngay lập tức lên thị trường công cộng hoặc thị trường các sàn giao dịch tiền mã hóa. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư bắt đầu phân bổ hàng tỷ đô la mới vào thị trường này, giá bitcoin sẽ tăng trong thời gian không lâu nữa.

Từ năm 2015, thị trường Bitcoin nói riêng và tiền mã hóa nói chung đã dự đoán sự tham gia của các nhà đầu tư từ các tổ chức có thị trường điều chỉnh chặt chẽ như thị trường Bitcoin tương lai do Cboe và CME Group điều hành. Tuy nhiên, khối lượng trên những thị trường này cực kỳ nghèo nàn và nhu cầu từ các nhà bán lẻ từ phía tây hầu như không tồn tại.

Hiện tại, ở Nhật Bản và Hàn Quốc, các nhà đầu tư tư nhân đã đặt cược lớn vào Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác. Nhưng do Bitcoin thiếu đà tăng trưởng, các nhà kinh doanh dự đoán giá bitcoin sẽ giảm xuống mức 6.000 USD. Và nếu Bitcoin có khả năng bắt đầu một cuộc hồi phục điều chỉnh trong ngắn hạn, Bitcoin có thể trải nghiệm một sự phục hồi ngắn hạn.

 

 

Alibabacoin của Dubai bị Alibaba Trung Quốc khởi kiện bởi “đụng chạm” tên thương hiệu

Đồng tiền mã hoá Alibabacoin ra đời gặp không ít sóng gió, cơn sóng lớn nhất là phải đối mắt với vụ kiện tụng của “ông lớn” Alibaba Trung Quốc.

Một công ty phát triển công nghệ blockchain tại Dubai có tên Alibabacoin Foundation vừa thành lập và ra mắt đồng tiền mật mã mang tên Alibabacoin. Tuy nhiên Alibabacoin không hề có liên quan gì đến gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba tại Trung Quốc

Công ty tại Dubai muốn sử dụng cái tên Alibaba để gây ấn tượng mạnh mẽ. Bởi Alibaba không chỉ là một thương hiệu đơn thuần, mà cái tên này còn gắn liền với một câu truyện dân gian khá nổi tiếng là “Ali Baba và bốn mươi tên cướp”.

Và tất nhiên sau khi biết được tin này, Alibaba không hài lòng chút nào. Ngay cả khi Alibaba không có hoạt động kinh doanh nào tại Dubai, tuy nhiên công ty Trung Quốc đã chính thức khởi kiện Alibabacoin Foundation vì sử dụng tên thương hiệu của mình và khiến cho nhiều nhà đầu tư hiểu nhầm rằng Alibaba có liên quan tới đồng tiền mật mã này.

Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã phải ban hành một lệnh cấm tạm thời và yêu cầu Alibabacoin Foundation giải thích. Đại diện của công ty Dubai bác bỏ cáo buộc, cho rằng không có sự nhầm lẫn nào xảy ra đối với thương hiệu Alibaba.

Alibabacoin Foundation cũng cho rằng Tòa án Tối cao Hoa Kỳ không đủ thẩm quyền, vì công ty tại Dubai không có hoạt động tại Mỹ. Bên cạnh đó, Alibabacoin Foundation khẳng định rằng Alibaba Group Holding tại Trung Quốc cũng không được phép sở hữu độc quyền thương hiệu Alibaba.
 

Tổ chức họp báo không giấy phép, Diệp Khắc Cường càng bị quay lưng

Vụ án lừa đảo 15 nghìn tỷ đồng còn chưa nguôi ngoai, ông Diệp Khắc Cường đã tổ chức gặp mặt báo chí để thanh mình. Tuy nhiên, cuộc họp báo này chưa được sở TT&TT TP.HCM cho phép.

Sáng ngày 11/4, ông Diệp Khắc Cường, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Mạng lưới Hữu Nghị (FNC) đã tổ chức buổi họp báo tại số 45 đường 3/2, quận 10, TP.HCM.

Nội dung buổi họp báo xoay quanh việc ông Cường cho rằng mình bị dự án đa cấp iFan lợi dụng hình ảnh nhằm lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng. Trước đó, một số video trên YouTube cho thấy ông Cường nhiều lần có mặt tại sự kiện của iFan và thuyết trình trước các nhà đầu tư.

Theo khoản 3, điều 41 luật báo chí, cơ quan, tổ chức không thuộc bộ máy công quyền vẫn được phép tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí. Nhưng cơ quan, tổ chức, công dân muốn họp báo phải thông báo bằng văn bản trước 24 giờ tính từ lúc dự định họp báo cho cơ quan quản lý Nhà nước.

 

Theo ông Diệp Khắc Cường, từ giữa tháng 9/2017, một nhóm người, trong đó đứng đầu là Vũ Hữu Lợi (được cho là một trong những lãnh đạo của iFan), tiếp cận mình đặt vấn đề và mang ê kíp đến hợp tác, phát triển mạng lưới.

Khi ông Lợi đặt vấn đề hợp tác, phía ông Cường muốn tạo ứng dụng thư viện số, để cung cấp cho fan hâm mộ nền tảng, bán nội dung giải trí. Các ứng dụng của ca sỹ (chẳng hạn “Mr. Đàm ông hoàng nhạc Việt”) sẽ là nơi để tiêu thụ đồng tiền số iFan bằng cách mua nội dung do ông Lợi cung cấp.

Tuy nhiên, sau đó, ông Cường phát hiện phía iFan dùng tên tuổi những người ca sĩ không liên quan đưa lên để phát triển mạng lưới, chiêu dụ thêm nhà đầu tư. Theo ông Cường, việc làm này là sai tinh thần ban đầu, vì bản thân nghệ sĩ chỉ là đối tác, sản xuất nội dung số, không quảng bá hình ảnh iFan. “Tôi cho rằng đó là hoạt động không lành mạnh”, ông Cường nói.

Ngàu 11/4, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM có công văn khẩn giao Công an TP.HCM phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh vụ việc liên quan đến đường dây tiền số đa cấp (đề cập Công ty CP Modern Tech, với số tiền huy động các nạn nhân tố cáo là hơn 15.000 tỷ đồng), khẩn trương báo cáo đề xuất trình UBND TP.HCM có biện pháp xử lý phù hợp.

Công văn đồng thời yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM theo dõi sát để xử lý nghiêm các vi phạm về thanh toán không dùng tiền mặt, không hợp pháp, tiền ảo bị cấm phát hành, cung ứng và sử dụng… NHNN tham mưu UBND thành phố kịp thời triển khai các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới liên quan đến quản lý và xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.

 

 

Bittrex mở lại đăng ký cho người dùng mới nhưng chỉ trong vòng 25 phút .

Theo nguồn tin mới nhất, người dùng được tự do tạo tài khoản trên Bittrex, một trong những giao dịch  tiền điện tử phổ biến nhất.

Các giao dịch cryptocurrency dựa trên Seattle – lớn thứ bảy trên thế giới được đo bằng khối lượng giao dịch hàng ngày –  Bittrex đã ngừng đăng ký người dùng mới vào tháng 12 năm ngoái khi nó mở rộng quy mô hoạt động trong năm 2017 vừa qua trên thị trường Crypto. Và người dùng đã cài đặt được chương trình đó.

Vào thứ ba vừa qua, Bittrex mở cửa trở lại sau nhiều lần quảng bá trang web của họ và nâng cấp khả năng sử dụng và bảo mật của API. Công ty cũng tăng số nhân viên làm việc toàn thời gian lên 12 lần.

Bittrex, CEO Bill Shihara, đã cho biết: “Chúng tôi đã dành bốn năm qua xây dựng Bittrex trên nguyên tắc sáng lập về sự đổi mới, bảo mật và trách nhiệm”. “Với những nguyên tắc này, việc tạm dừng đăng ký người dùng mới trong một khoảng thời gian giao dịch không phải là một quyết định để chúng tôi thực hiện cung cấp cho khách hàng một nền tảng đáng tin cậy và dịch vụ khách hàng hài lòng .

Ông cũng cho biết thêm:”Sau khi làm việc để cải thiện nền tảng của Bittrex và nâng cấp trang web, việc đăng ký cho người dùng mới được tiếp tục bắt đầu từ ngày hôm nay”,

Khi tin tức được đưa ra Bittrex mở lại đăng ký cho người dùng mới thì chỉ được 25 phút , Bittrex đã bị đóng cửa , và  công ty đã cho biết “phản ứng áp đảo từ người dùng mới”.

Khó khăn khi tiếp nhận người dùng mới là một vấn đề gần như phổ biến trong giao dịch của quý IV năm ngoái, nhưng đáng chú ý là ngay cả khi sự quan tâm của cộng đồng Trading  đầu tư cryptocurrency đã giảm trong những tháng gần đây – nhưng họ vẫn có nhu cầu tiếp cận để giao dịch  cryptocurrency.

Hiện tại Bittrex đang phải khắc phục sửa chữa và chưa có thời gian rõ ràng để người dùng mới đăng ký.

 

Samsung sản xuất chip ASIC cho HaLong Mining

Theo nhà phân phối khai thác mỏ cho biết: “Samsung đang  sản xuất chip ASIC cho nhà sản xuất phần cứng cho Halong Mining”.

Vào thứ ba, nhà bán lẻ thiết bị khai thác trực tuyến MyRig cho biết có bức ảnh về một wafer, đây là một miếng vật liệu mỏng bán dẫn dùng để chế tạo các mạch tích hợp. Công ty tuyên bố rằng đó là một wafer 10 nm sản xuất bởi công ty điện tử Samsung.

Theo nguồn tin tức CCN , Samsung bắt đầu sản xuất các chip ASIC (Application Specific Integrated Circuit) để  khai thác Bitcoin, các chip mà họ cung cấp cho một công ty không tên. Vào thời điểm đó, Samsung đã hé lộ  về danh tính của công ty đó, chỉ xác nhận rằng nó đã được dựa trên công ty ở Trung Quốc.

Ít người biết về Hạ Long Mining , nguồn gốc đầu tiên là Dragonmint T1 – được thông báo vào năm ngoái và chỉ mới bắt đầu phát hành máy cho khách hàng . Nhà phát triển Bitcoin Core BTCDrak có liên quan đến Hạ Long Mining mặc dù không rõ chính xác cách thức ông làm việc với dự án như thế nào .

Hiện tại, DragonMint T1 là nhà khai thác hiệu quả nhất trên thị trường, vượt xa cả  Antminer S9 của Bitmain. Vào tháng 3, Slush Pool đã xác nhận có người đã khai thác trong Pool của mình, khai thác bằng phần cứng Halong, và nó đạt được hiệu quả cao nhờ nâng cấp công nghệ được gọi là AsicBoost.

Cobra-Bitcoin – đồng sở hữu Bitcoin.org và BitcoinTalk đã cho biết   Halong Mining là “một trò lừa đảo và Dragonmint T1 thực sự chỉ là một thiết bị có nhãn hiệu được thực hiện bởi Innosilicon” . Cobra cũng đã từ chối không đưa ra những cáo buộc này khi công ty đã bắt đầu phát hành máy cho khách hàng.

Tuy nhiên, Samsung cung cấp chip cho Halong, nó có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của công ty chip Bitmain trong thị trường ASIC vì Samsung có khả năng mở rộng sản xuất chip ASIC khá dễ dàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Ripple đầu tư 25 triệu đô la Mỹ vào quỹ công nghệ Blockchain

Vào ngày 11 tháng 4, Ripple , mạng thanh toán  ở San Francisco sử dụng công nghệ Blockchain, và đã đầu tư 25 triệu đô la của mình,  đầu tư XRP vào quỹ Blockchain Capital Parallel IV LP .

Blockchain Capital quản lý quỹ 150 triệu đô la Mỹ, công ty đầu tư mạo hiểm lớn nhất đã cống hiến cho  công nghệ Blockchain và hệ sinh thái tiền tệ kỹ thuật số, và là quỹ đầu tiên chấp nhận các cuộc gọi vốn với tiền kỹ thuật số . Việc đầu tư mới sẽ “tạo cơ hội để kiểm tra các trường hợp mới sử dụng  XRP Ledger và Interledger Protocol”, đồng thời hỗ trợ các công ty mới thành lập, và tập trung vào “sự phát triển của công nghệ  Blockchain”.

Cả XRP Ledger và Interledger Protocol đều là nền tảng nguồn mở. Trước đây nó  là một hệ thống tiến bộ giống của Blockchain cho phép người dùng thực hiện các giao dịch bằng các loại tiền tệ khác nhau trên toàn cầu, trong khi đây là một giao thức mở cho thanh toán qua mạng thanh toán. Blockchain Capital đang tìm cách sử dụng XRP trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ hoặc quản lý nhận dạng khách hàng và họ có thể hưởng lợi từ công nghệ phân phối này .

Một người trong công ty Ripple đã phát biểu:”Là những người tiên phong trong lĩnh vực Blockchain, chúng tôi đang kêu gọi và khuyến khích các công ty đầu tư, giống như Ripple, xây dựng một hệ sinh thái crypto mới. Bart Stephens, đồng sáng lập và là đối tác quản lý của Blockchain Capital, chẳng hạn như quản lý chăm sóc sức khoẻ hoặc quản lý nhận dạng – có thể có lợi từ công nghệ Blockchain hoặc công nghệ phân phối.

Ông cho biết thêm:”Cho dù đó là sử dụng XRP, Bitcoin hoặc chỉ là công nghệ Blockchain cơ bản, mục tiêu của chúng tôi là tìm ra những dự án tốt nhất và cung cấp cho họ các nguồn lực để thành công với các công ty cung cấp giá trị cho khách hàng trong dài hạn”.

Theo Patrick Griffin, Kế toán trưởng của Sự tăng trưởng Chiến lược tại Ripple, công ty sẽ tiếp tục hỗ trợ các quỹ khác, theo tầm nhìn của họ để trở thành những người chơi chính trong ngành:

“Đây là quỹ đầu tiên mà chúng tôi đã đóng góp, và đây không phải là lần cuối cùng. Chúng tôi dự định sẽ là những người hỗ trợ chính trong việc định hình thế hệ tương lai của các công ty blockchain hoặc crypto “.

Ripple sẽ hợp tác với nhóm ngân hàng Santander để khởi động ứng dụng chuyển tiền quốc tế dựa trên các nền tảng Blockchain xCurrent và RippleNet của Ripple. Vào tháng 1, Ripple đã tuyên bố hợp tác với dịch vụ thanh toán MoneyGram để tăng tốc độ thanh toán.

 

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và mối liên quan tới sàn đa cấp lừa đảo 15 nghìn tỷ của IFAN

Ifan gần đây là cái tên hot nhất thị trường tiền số Việt Nam bởi phi vụ lừa đảo đầy ngoạn mục với số tiền tổng thiệt hại lên tới 15 nghìn tỷ VNĐ. Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng bác bỏ liên quan tới sự việc này.

Ngày 7/10, sự kiện ra mắt ứng dụng Đàm Vĩnh Hưng diễn ra tại quận 4, TP.HCM. Khi đó, ứng dụng này tên là “Mr. Đàm, ông hoàng nhạc Việt”, phát hành trên iOS lẫn Android, là nơi tập trung những thông tin về lịch diễn, các sản phẩm âm nhạc và bài viết về Đàm Vĩnh Hưng.

Tuy nhiên, chuyện không đơn giản chỉ dừng ở đó. Sự kiện của Đàm Vĩnh Hưng được “đồng hành” bởi công ty Cổ phần Showbiz Store – một công ty con của “Công ty Công nghệ VFan” tại Mỹ, do ông Diệp Khắc Cường làm chủ. Thông tin này được khẳng định trong thông cáo báo chí của sự kiện.

 

Trước đó, nhiều video trên YouTube cho thấy ông Diệp Khắc Cường cũng đồng thời có mặt tại một số sự kiện họp mặt các nhà đầu tư iFan với vai trò diễn giả, giới thiệu hệ thống V-Fan của mình, với kỳ vọng iFan tích hợp vào V-Fan như một giải pháp thanh toán.

iFan vốn là hệ thống đa cấp, nhưng trong mắt những người đầu tư cả tin, “tiền số” iFan có thể được tích hợp vào hệ thống mới mẻ của V-Fan của ông Cường, nơi người dùng có thể mua các bài hát, album có bản quyền trên ứng dụng của từng ca sỹ.

Lúc này, một dự án đa cấp tiền số như iFan đã “vớ phải” được một dự án thật, có triển vọng để “kết duyên”, tạo ra ảo vọng cho nhà đầu tư.

Tại sự kiện của Đàm Vĩnh Hưng, các nhà đầu tư của iFan cũng được mời đến. Họ chứng kiến cảnh ông Diệp Khắc Cường đứng chung với Đàm Vĩnh Hưng, nói về ứng dụng mang tên ca sỹ này. Ông Cường cũng cho rằng tham vọng của ứng dụng là “chấm dứt nạn vi phạm bản quyền, bằng cách bán các sản phẩm âm nhạc qua app này”.

Và như vậy, vô tình hay hữu ý, trong mắt nhà đầu tư iFan xuất hiện hình ảnh ông Cường – một doanh nhân lớn có ảnh hưởng và ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng – nghệ sỹ tên tuổi của Việt Nam. Cả hai đều bị nhà đầu tư “ngộ nhận” là đại diện hình ảnh cho iFan.

Đến tháng 11, ông Diệp Khắc Cường tuyên bố không còn liên quan đến iFan. Ông Cường cho rằng mình đến sự kiện của iFan để huy động vốn và tìm đối tác cho V-Fan, nhưng sau đó “đường ai nấy đi” do không thể hợp tác. Ông Cường cũng cho rằng mình bị iFan lợi dụng tên tuổi dù chưa có bất kỳ hợp đồng nào.

Cuối năm 2017, Đàm Vĩnh Hưng cũng lên tiếng trên trang cá nhân cho rằng mình bị hệ thống đa cấp lợi dụng tên tuổi. Đến 10/4/2018, Đàm Vĩnh Hưng một lần nữa khẳng định với Zing.vn rằng mình không hề liên quan đến iFan, không ký kết gì với công ty này.

Dự án iFan bắt đầu kêu gọi vốn từ năm 2017, hoạt động theo hình thức huy động vốn bằng cách phát hành token (giống cổ phiếu nhưng ở dạng chuỗi mã). iFan kêu gọi đầu tư vào các nền tảng quản lý nghệ sĩ, hứa hẹn mức lợi nhuận 48-59% mỗi tháng. Đứng đầu iFan được cho là một nhóm gồm 7 người Việt, trong đó có “vua đa cấp” Vũ Hữu Lợi, Lê Ngọc Tuấn(Tuấn “scam”).

 

Bằng cách đưa ra mức lợi nhuận hấp dẫn, các nhân vật chủ chốt của iFan đã mời gọi hơn 32.000 nhà đầu tư tham gia dự án. Sau khi huy động vốn thành công, iFan lập sàn giao dịch nội bộ, giở các trò thao túng giá, rồi tuyên bố dự án thất bại. Đến tháng 1/2018, tất cả nhóm Facebook, nhóm chat và trang cá nhân của các “lãnh đạo iFan” đều đột ngột biến mất.

Đến 8/4, hàng chục người tụ tập trước văn phòng của Modern Tech, pháp nhân của iFan tại Việt Nam, treo băng rôn tố hệ thống này chiếm đoạt 15.000 tỷ đồng.

 

 

Cấm tiền ảo và dự án ICO – sai lầm lớn nhất của Pakistan

Lệnh cấm ác giao dịch liên quan tới tiền ảo và dự án ICO gần đây được ban hành bởi Ngân hàng trung ưng Pakistan. Đây có thể là một sai lầm lớn gây ảnh hưởng tới nền kinh tế tài chính của quốc gia này.

Sai lần của Pakistan

Trong suốt năm 2018, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã và đang dần cởi mở hơn về tiền mã hóa. Cả ba quốc gia đều đã đưa ra các quy định hợp lý hơn, thực tế hơn cho các sàn giao dịch trong nước và các nhà đầu tư về tiền mã hóa.

Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã đưa ra ý định hợp pháp hóa ICO.

Chính phủ Hàn Quốc và Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) đã công bố kế hoạch hợp pháp hóa ICO trong nước một lần nữa, ngay khi các chính sách thuế đối với việc chào bán token được soạn thảo và thông qua bởi chính phủ. Trong khi đó, Hoa Kỳ và Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC) đang tích cực ban hành các quy định mới về ICO, và tuyên bố các ICO nào đã đăng ký với SEC đều được phép hoạt động.

Trong khi các nền kinh tế lớn đang ra sức quản lý thay vì cấm như Pakistan, do đó Pakistan đứng trước cơ hội vụt mất thị trường tiền mã hóa đáng giá hàng tỷ USD này. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước sẽ là người tổn thất nặng nề.

Vào ngày 6 tháng 4, Ngân hàng nhà nước Pakistan đã tuyên bố ban hành lệnh cấm các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước xử lí các giao dịch liên quan tới tiền mã hóa, ICO. Tuy nhiên, lệnh cấm này của Pakistan đã không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng cho thị trường tiền mã hóa toàn cầu, vì thị trường tiền mã hóa ở Pakistan thậm chí chiếm không đến 0.1% thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên Pakistan đã phạm sai lầm khi tự mình kép cánh cửa hội nhập, vô tình tạo ra một rào cản lớn với các công ty công nghệ đang có ý định đầu tư vào Pakistan.

Hãy học tập Malta

Binance, một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất trên thế giới, đã thành lập trụ sở mới của mình tại Malta, theo chân của Binance cũng có hơn 20 công ty khác có vốn hóa trị giá hàng tỉ USD đang có kế hoạch chuyển sang Matal.

Ngay sau khi Binance chuyển trụ sở chính sang đây, Matal lập tức đã tuyên bố sẽ trở thành quốc đảo blockchain hàng đầu trên thế giới.

Ngày càng có nhiều công ty lớn trên thế giới chuyển sang hoạt động tại Malta, góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển hơn, cũng như tạo nhiều việc làm hơn cho người dân tại đây.

Rõ ràng đây có thể sẽ là sai lầm lớn của Pakistan khi cấm tiền mã hóa, ICO.