Giám đốc chiến lược Ripple: “XRP hoàn toàn không phải là một chứng khoán”

Trong một bài phỏng vấn, Giám đốc chiến lược Marketing của Ripple đã khẳng định XRP của họ không phải là một chứng khoán.

Giống như Bitcoin, Ripple cũng được coi là một đồng từ tiền kỹ thuật số. Ripple hiểu đơn giản một hệ thống thanh toán mở đang nằm trong giai đoạn thử nghiệm. Ripple coin ra đời từ năm 2012 với mục đích giúp mọi người dễ dàng sử dụng dịch vụ ngân hàng, Paypal, thẻ tín dụng… với một chi phí thấp cùng với tốc độ xử lý nhanh chóng. XRP (hay còn được biết đến với cái tên Ripple) dù cũng hỗ trợ đồng tiền ảo của riêng mình, không như Bitcoin, XRP không nuôi mộng bá chủ tiền tệ.

Token XRP – có chức năng như là đồng tiền của chính Ripple Consensus Ledger (RCL) và là nền tảng cho một số sản phẩm blockchain công khai của công ty – hiện đang là đồng tiền điện tử lớn thứ ba, với vốn hóa thị trường trên 22 tỷ USD.

Một số người cho rằng vì Ripple phân phối XRP bằng cách bán đồng xu – và hầu hết người mua mua chúng như là các khoản đầu tư – nó phải tuân thủ các quy định về chứng khoán giống như chứng khoán nhà nước (công trái), trái phiếu, và thậm chí là cả các ICO.

Nếu đúng, điều này có thể có những hậu quả pháp lý nghiêm trọng, đối với cả Ripple và các sàn giao dịch tiền điện tử niêm yết nó cho giao dịch.

Ripple lập luận rằng những tuyên bố này là vô căn cứ.

“Chúng tôi hoàn toàn không phải là chứng khoán. Chúng tôi không đáp ứng các tiêu chuẩn của một chứng khoán dựa trên lịch sử của luật pháp”, Cory Johnson, chuyên gia chiến lược về thị trường của Ripple, nói trong một cuộc phỏng vấn với CNBC.

Cuộc thảo luận về liệu XRP có phải là một chứng khoán hay không, xuất hiện một lần nữa ở nửa cuối buổi trò chuyện, nhưng cuộc tranh luận hiện tại đã được “khơi mào” từ ý kiến ​​của Chủ tịch kiêm Giám đốc hoạt động Coinbase Asiff Hirji trong một lần xuất hiện gần đây.

Ông Hirji cho biết, gã khổng lồ môi giới và sàn giao dịch đã niêm yết mọi token tiền điện tử mà họ cho rằng có sự chắc chắn về luật pháp. Hiện tại, công ty đã niêm yết 4 đồng tiền điện tử – và XRP không phải là một trong số đó.

Johnson, đáp lại điều này và ám chỉ đến các báo cáo gần đây rằng Ripple đã cố gắng mua chuộc Coinbase với các ưu đãi như khoản vay XRP không lãi suất để token này được niêm yết trên sàn giao dịch, cho rằng sàn giao dịch lấy lí do là không chắc chắn về quy định để từ chối đề nghị của họ.

“Coinbase chưa bao giờ đưa ra vấn đề liệu XRP có là chứng khoán hay không trong các cuộc thảo luận về việc niêm yết XRP“.Johnson cho biết. “Chúng tôi chắc chắn 100%, nó không phải là chứng khoán. Chúng tôi không đáp ứng các tiêu chuẩn để là một chứng khoán.”

 

 

Tổ chức họp báo không giấy phép, Diệp Khắc Cường càng bị quay lưng

Vụ án lừa đảo 15 nghìn tỷ đồng còn chưa nguôi ngoai, ông Diệp Khắc Cường đã tổ chức gặp mặt báo chí để thanh mình. Tuy nhiên, cuộc họp báo này chưa được sở TT&TT TP.HCM cho phép.

Sáng ngày 11/4, ông Diệp Khắc Cường, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Mạng lưới Hữu Nghị (FNC) đã tổ chức buổi họp báo tại số 45 đường 3/2, quận 10, TP.HCM.

Nội dung buổi họp báo xoay quanh việc ông Cường cho rằng mình bị dự án đa cấp iFan lợi dụng hình ảnh nhằm lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng. Trước đó, một số video trên YouTube cho thấy ông Cường nhiều lần có mặt tại sự kiện của iFan và thuyết trình trước các nhà đầu tư.

Theo khoản 3, điều 41 luật báo chí, cơ quan, tổ chức không thuộc bộ máy công quyền vẫn được phép tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí. Nhưng cơ quan, tổ chức, công dân muốn họp báo phải thông báo bằng văn bản trước 24 giờ tính từ lúc dự định họp báo cho cơ quan quản lý Nhà nước.

 

Theo ông Diệp Khắc Cường, từ giữa tháng 9/2017, một nhóm người, trong đó đứng đầu là Vũ Hữu Lợi (được cho là một trong những lãnh đạo của iFan), tiếp cận mình đặt vấn đề và mang ê kíp đến hợp tác, phát triển mạng lưới.

Khi ông Lợi đặt vấn đề hợp tác, phía ông Cường muốn tạo ứng dụng thư viện số, để cung cấp cho fan hâm mộ nền tảng, bán nội dung giải trí. Các ứng dụng của ca sỹ (chẳng hạn “Mr. Đàm ông hoàng nhạc Việt”) sẽ là nơi để tiêu thụ đồng tiền số iFan bằng cách mua nội dung do ông Lợi cung cấp.

Tuy nhiên, sau đó, ông Cường phát hiện phía iFan dùng tên tuổi những người ca sĩ không liên quan đưa lên để phát triển mạng lưới, chiêu dụ thêm nhà đầu tư. Theo ông Cường, việc làm này là sai tinh thần ban đầu, vì bản thân nghệ sĩ chỉ là đối tác, sản xuất nội dung số, không quảng bá hình ảnh iFan. “Tôi cho rằng đó là hoạt động không lành mạnh”, ông Cường nói.

Ngàu 11/4, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM có công văn khẩn giao Công an TP.HCM phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh vụ việc liên quan đến đường dây tiền số đa cấp (đề cập Công ty CP Modern Tech, với số tiền huy động các nạn nhân tố cáo là hơn 15.000 tỷ đồng), khẩn trương báo cáo đề xuất trình UBND TP.HCM có biện pháp xử lý phù hợp.

Công văn đồng thời yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM theo dõi sát để xử lý nghiêm các vi phạm về thanh toán không dùng tiền mặt, không hợp pháp, tiền ảo bị cấm phát hành, cung ứng và sử dụng… NHNN tham mưu UBND thành phố kịp thời triển khai các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới liên quan đến quản lý và xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.

 

 

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và mối liên quan tới sàn đa cấp lừa đảo 15 nghìn tỷ của IFAN

Ifan gần đây là cái tên hot nhất thị trường tiền số Việt Nam bởi phi vụ lừa đảo đầy ngoạn mục với số tiền tổng thiệt hại lên tới 15 nghìn tỷ VNĐ. Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng bác bỏ liên quan tới sự việc này.

Ngày 7/10, sự kiện ra mắt ứng dụng Đàm Vĩnh Hưng diễn ra tại quận 4, TP.HCM. Khi đó, ứng dụng này tên là “Mr. Đàm, ông hoàng nhạc Việt”, phát hành trên iOS lẫn Android, là nơi tập trung những thông tin về lịch diễn, các sản phẩm âm nhạc và bài viết về Đàm Vĩnh Hưng.

Tuy nhiên, chuyện không đơn giản chỉ dừng ở đó. Sự kiện của Đàm Vĩnh Hưng được “đồng hành” bởi công ty Cổ phần Showbiz Store – một công ty con của “Công ty Công nghệ VFan” tại Mỹ, do ông Diệp Khắc Cường làm chủ. Thông tin này được khẳng định trong thông cáo báo chí của sự kiện.

 

Trước đó, nhiều video trên YouTube cho thấy ông Diệp Khắc Cường cũng đồng thời có mặt tại một số sự kiện họp mặt các nhà đầu tư iFan với vai trò diễn giả, giới thiệu hệ thống V-Fan của mình, với kỳ vọng iFan tích hợp vào V-Fan như một giải pháp thanh toán.

iFan vốn là hệ thống đa cấp, nhưng trong mắt những người đầu tư cả tin, “tiền số” iFan có thể được tích hợp vào hệ thống mới mẻ của V-Fan của ông Cường, nơi người dùng có thể mua các bài hát, album có bản quyền trên ứng dụng của từng ca sỹ.

Lúc này, một dự án đa cấp tiền số như iFan đã “vớ phải” được một dự án thật, có triển vọng để “kết duyên”, tạo ra ảo vọng cho nhà đầu tư.

Tại sự kiện của Đàm Vĩnh Hưng, các nhà đầu tư của iFan cũng được mời đến. Họ chứng kiến cảnh ông Diệp Khắc Cường đứng chung với Đàm Vĩnh Hưng, nói về ứng dụng mang tên ca sỹ này. Ông Cường cũng cho rằng tham vọng của ứng dụng là “chấm dứt nạn vi phạm bản quyền, bằng cách bán các sản phẩm âm nhạc qua app này”.

Và như vậy, vô tình hay hữu ý, trong mắt nhà đầu tư iFan xuất hiện hình ảnh ông Cường – một doanh nhân lớn có ảnh hưởng và ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng – nghệ sỹ tên tuổi của Việt Nam. Cả hai đều bị nhà đầu tư “ngộ nhận” là đại diện hình ảnh cho iFan.

Đến tháng 11, ông Diệp Khắc Cường tuyên bố không còn liên quan đến iFan. Ông Cường cho rằng mình đến sự kiện của iFan để huy động vốn và tìm đối tác cho V-Fan, nhưng sau đó “đường ai nấy đi” do không thể hợp tác. Ông Cường cũng cho rằng mình bị iFan lợi dụng tên tuổi dù chưa có bất kỳ hợp đồng nào.

Cuối năm 2017, Đàm Vĩnh Hưng cũng lên tiếng trên trang cá nhân cho rằng mình bị hệ thống đa cấp lợi dụng tên tuổi. Đến 10/4/2018, Đàm Vĩnh Hưng một lần nữa khẳng định với Zing.vn rằng mình không hề liên quan đến iFan, không ký kết gì với công ty này.

Dự án iFan bắt đầu kêu gọi vốn từ năm 2017, hoạt động theo hình thức huy động vốn bằng cách phát hành token (giống cổ phiếu nhưng ở dạng chuỗi mã). iFan kêu gọi đầu tư vào các nền tảng quản lý nghệ sĩ, hứa hẹn mức lợi nhuận 48-59% mỗi tháng. Đứng đầu iFan được cho là một nhóm gồm 7 người Việt, trong đó có “vua đa cấp” Vũ Hữu Lợi, Lê Ngọc Tuấn(Tuấn “scam”).

 

Bằng cách đưa ra mức lợi nhuận hấp dẫn, các nhân vật chủ chốt của iFan đã mời gọi hơn 32.000 nhà đầu tư tham gia dự án. Sau khi huy động vốn thành công, iFan lập sàn giao dịch nội bộ, giở các trò thao túng giá, rồi tuyên bố dự án thất bại. Đến tháng 1/2018, tất cả nhóm Facebook, nhóm chat và trang cá nhân của các “lãnh đạo iFan” đều đột ngột biến mất.

Đến 8/4, hàng chục người tụ tập trước văn phòng của Modern Tech, pháp nhân của iFan tại Việt Nam, treo băng rôn tố hệ thống này chiếm đoạt 15.000 tỷ đồng.

 

 

Cấm tiền ảo và dự án ICO – sai lầm lớn nhất của Pakistan

Lệnh cấm ác giao dịch liên quan tới tiền ảo và dự án ICO gần đây được ban hành bởi Ngân hàng trung ưng Pakistan. Đây có thể là một sai lầm lớn gây ảnh hưởng tới nền kinh tế tài chính của quốc gia này.

Sai lần của Pakistan

Trong suốt năm 2018, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã và đang dần cởi mở hơn về tiền mã hóa. Cả ba quốc gia đều đã đưa ra các quy định hợp lý hơn, thực tế hơn cho các sàn giao dịch trong nước và các nhà đầu tư về tiền mã hóa.

Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã đưa ra ý định hợp pháp hóa ICO.

Chính phủ Hàn Quốc và Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) đã công bố kế hoạch hợp pháp hóa ICO trong nước một lần nữa, ngay khi các chính sách thuế đối với việc chào bán token được soạn thảo và thông qua bởi chính phủ. Trong khi đó, Hoa Kỳ và Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC) đang tích cực ban hành các quy định mới về ICO, và tuyên bố các ICO nào đã đăng ký với SEC đều được phép hoạt động.

Trong khi các nền kinh tế lớn đang ra sức quản lý thay vì cấm như Pakistan, do đó Pakistan đứng trước cơ hội vụt mất thị trường tiền mã hóa đáng giá hàng tỷ USD này. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước sẽ là người tổn thất nặng nề.

Vào ngày 6 tháng 4, Ngân hàng nhà nước Pakistan đã tuyên bố ban hành lệnh cấm các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước xử lí các giao dịch liên quan tới tiền mã hóa, ICO. Tuy nhiên, lệnh cấm này của Pakistan đã không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng cho thị trường tiền mã hóa toàn cầu, vì thị trường tiền mã hóa ở Pakistan thậm chí chiếm không đến 0.1% thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên Pakistan đã phạm sai lầm khi tự mình kép cánh cửa hội nhập, vô tình tạo ra một rào cản lớn với các công ty công nghệ đang có ý định đầu tư vào Pakistan.

Hãy học tập Malta

Binance, một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất trên thế giới, đã thành lập trụ sở mới của mình tại Malta, theo chân của Binance cũng có hơn 20 công ty khác có vốn hóa trị giá hàng tỉ USD đang có kế hoạch chuyển sang Matal.

Ngay sau khi Binance chuyển trụ sở chính sang đây, Matal lập tức đã tuyên bố sẽ trở thành quốc đảo blockchain hàng đầu trên thế giới.

Ngày càng có nhiều công ty lớn trên thế giới chuyển sang hoạt động tại Malta, góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển hơn, cũng như tạo nhiều việc làm hơn cho người dân tại đây.

Rõ ràng đây có thể sẽ là sai lầm lớn của Pakistan khi cấm tiền mã hóa, ICO.