Bạn đã biết 3 cách mà mạng Blockchain có thể bị tấn công?

Chắc hẳn bạn đã biết về tính bảo mật cực cao của công nghệ Blockchain nhờ cơ chế đồng thuận giúp xác minh tính xác thực các khối trong chuỗi Blockchain. Nhưng cơ chế bảo mật của Blockchain không hẳn là hoàn hảo. Theo lý thuyết vẫn có 3 kiểu tấn công có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ mạng lưới Blockchain.

Kiểu tấn công thứ 1: Thay đổi Blockchain.

Trong kiểu tấn công này, người tấn công sẽ tạo ra một khối thay thế ở giữa chuỗi blockchain. Theo cơ chế phòng hộ của toàn mạng lưới, giả định mạng Blockchain sẽ tìm cách xác thực khối được thêm vào bằng cách tham chiếu đến các khối gần nhất. Ví dụ, người tấn công thay đổi khối X trong chuỗi, con tr

ỏ hash (hash pointer) của mạng sẽ tham chiếu đến khối tiếp theo (khối X+1) để tìm sự xác thực. Người tấn công vì vậy phải liên tục thay đổi dữ liệu ở các khối liền kề với khối X để đảm bảo tính xác thực của “sự thay đổi” và sự chấp nhận của toàn bộ mạng lưới, mà điều này gần như là không thể.

Thế nên, mất chốt quan trọng nhất nằm ở con trỏ hash của mạng lưới, nếu phần lớn các nút mạng gần đây đều được xác nhận thì toàn bộ mạng lưới sẽ không bị phá vỡ.

Kiểu tấn công  thứ 2: gian lận lặp chi (double spending)

Theo kiểu tấn công này, hacker cần phải theo kịp tốc độ mở khối của chuỗi và thay đổi khối tiếp theo ngay khi nó được tạo ra. Nếu như tấn công theo kiểu 1 khó khăn hơn do phải đợi sự xác nhận từ toàn hệ thống thì với kiểu tấn công thứ 2, anh ta sẽ phải thực hiện một giao dịch thứ 2 để đánh lừa hệ thống.

Để dễ hiểu, bạn có thể xem ví dụ một người đi mua phần mềm trực tuyến và thực hiện yêu cầu tải phần mềm. Nếu anh ta được trao phần mềm và giao dịch thứ 2 được thực hiện qua mặt được lớp bảo mật của công ty phần mềm, anh ta sẽ nhận được phần mềm một cách miễn phí.

Tuy vậy tấn công theo cách này vẫn mang tính lý thuyết vì thực tế cho thấy khả năng mạng Blockchain bị gian lận lặp chi là rất thấp. Bạn có thể hiểu, thời điểm tốt nhất để hacker tấn công lặp chi là khi khối mới chưa xác nhận đầy đủ với toàn bộ mạng lưới, nếu thời gian xác nhận nhanh hơn thì nguy cơ gian lận lặp chi khó có thể xảy ra.

Kiểu tấn công thứ 3: tấn công quá bán (51% attack)

Cách thứ ba là việc người tấn công sẽ mua số lượng thiết bị đào đủ nhiều để kiểm soát hơn 50% đồng tiền điện tử. Người tấn công khi có ưu thế quá bán sẽ kiểm soát được các giao dịch được chấp nhận hay bị từ chối. Tuy nhiên, kiểu tấn công này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như việc phát đi một giao dịch không hợp lệ sẽ không được chấp nhận bởi toàn bộ nút mạng.

Bài viết này tập trung vào các đồng tiền điện tử sử dụng giao thức PoW như Bitcoin, theo cách này các thợ đào có trách nhiệm giải mã để tạo ra các khối mới. Nhưng với giao thức PoS, khả năng tấn công mạng lưới sẽ khó hơn do một cá nhân phải đặt cược số tiền của họ để đổi lấy quyền bầu cử (quyền khai thác). Trường hợp người sở hữu có những hành vi tác động xấu đến hệ thống, họ có thể bị mất số tiền mà mình đặt cược.

 

Jack Ma: “Bitcoin mới là bong bóng, chứ không phải Blockchain!”

Jack Ma, người sáng lập Alibaba – “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc – cho biết rằng chính Bitcoin, chứ không phải Blockchain, mới là bong bóng. Khi đề cập đến Blockchain, ông nói mọi người cần nhận thức rõ vai trò của nó trong việc tạo ra giá trị cho xã hội, chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thời đại công nghiệp 4.0.

Blockchain không phải là cỗ máy in tiền, mà nó là công nghệ sản sinh giá trị

Tỏ rõ thái độ bảo thủ và thận trọng với Bitcoin vì cực kì kiệm lời khi nói về đồng tiền điện tử số 1 thế giới, thế nhưng vị tỉ phú hàng đầu châu Á này lại dành kha khá thời gian cho Blockchain. Ông nói rằng những người có hiểu biết hời hợt và thiển cận về Blockchain chỉ nhìn thấy nó một mỏ vàng khổng lồ. Chúng ta nên tìm ra các giải pháp cho bảo mật dữ liệ cá nhân và quyền riêng tư thông qua Blockchain, để từ đó sản sinh ra thêm giá trị cho xã hội.

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, nhiều người coi nó chẳng khác nào “một cái máy in tiền” không hơn không kém, nhưng dần dần thồi gian sẽ chứng minh là họ đã sai. Blockchain có thể bảo mật rất nhiều thông tin cho chính phủ, doanh nghiệp và mọi người, đó sẽ là giá trị đích thực của loại công nghệ tiến bộ này.

Jack Ma cho biết ông đã để ý đến Blockchain trong nhiều năm qua. Ông nhận ra tầm quan trọng của nó khi nghe nó có thể đưa ra các giải pháp cho vấn đề riêng tư và bảo mật, vì an ninh là ưu tiên hàng đầu của Alibaba với khối lượng giao dịch đạt hàng triệu lượt mõi ngày. Chính vì thế, Alibaba đã tiến hành nghiên cứu về Blockchain, và hiện tập đoàn này đã được công nhận là doanh nghiệp sở hữu nhiều bằng sáng chế Blockchain nhất thế giới.

Alibaba đã tận dụng công nghệ Blockchain trong một số công dụng như phát triển phúc lợi xã hội, thương mại điện tử và tài chính. Đầu tháng 10 năm 2016, Ali Cloud đã phát hành kho chứng cứ email dựa trên Blockchain đầu tiên trên thế giới, cho phép người dùng đồng bộ hóa và lưu trữ dữ liệu quan trọng của email quan trọng cho bên thứ ba, thậm chí cả bộ phận tư pháp. Vài tháng sau vào tháng 3 năm 2017, Alibaba đã tham gia hợp tác cùng với PwC để nghiên cứu về Blockchain trong cuộc chiến chống gian lận thực phẩm và tăng khả năng truy tìm nguồn gốc của các sản phẩm thực phẩm.

Thái độ đối với Bitcoin

Đây không phải là lần đầu tiên Jack Ma nói về Bitcoin, thậm chí ngay trong lần đầu tiên thì ông cũng khẳng định Bitcoin là một bong bóng.

Tháng 11 năm ngoái, Jack Ma cho biết ông không hề quan tâm đến Bitcoin, và tự hỏi rằng Bitcoin có thể mang lại giá trị gì cho xã hội. Nhưng ông thừa nhận rằng công nghệ cơ bản của Bitcoin là vô cùng có tiềm năng giá trị. Trước đây, công ty cùng với Ant Financial có quảng bá về một cộng đồng không dùng tiền mặt, nơi mà nâng cao giá trị tầm nhìn về tiền kỹ thuật số của Bitcoin.

Một tháng sau, vào khoảng tháng 12/2017 – khi bitcoin tăng liên tục và xô đổ các mức giá kỷ lục – thì Jack Ma nói:

Tôi biết rất ít về nó, và tôi hoàn toàn không hiểu, và thậm chí nếu nó được sử dụng, toàn bộ luật lệ và luật pháp quốc tế về thương mại tài chính sẽ thay đổi hoàn toàn. Tôi không nghĩ rằng chúng tôi đã sẵn sàng cho điều đó … chúng tôi có một hẳn đội ngũ chuyên về công nghệ Blockchain. Chúng tôi đã dành rất nhiều nỗ lực vào Blockchain tại Alibaba, nhưng tôi chưa hề có suy nghĩ nào về việc sẽ nghiên cứu về Bitcoin.

Vậy Bitcoin có phải là một bong bóng không?

Bất cứ khi nào Bitcoin chạm đỉnh hoặc bị sụt giảm nặng nề, thì luôn luôn có những lời công kích nhắm về đồng tiền này. Jack Ma không phải là nhân vật có tầm cỡ duy nhất tuyên bố Bitcoin là bong bóng trong những ngày qua. Trước đó, Warren Buffet cũng đã gọi Bitcoin là “thứ bả chuột không hơn không kém”; Charlie Munger thậm chí còn thô hơn khi gọi nó là “độc hại” và “vô đạo đức”, còn nhà sáng lập Microsoft Bill Gates tuyên bố sẽ short Bitcoin ngay khi có cơ hội.

Facebook chuẩn bị tập trung nghiên cứu công nghệ Blockchain

Giám đốc điều hành Messenger của Facebook chuẩn bị rời vị trí để nghiên cứu về công nghệ Blockchain. Tương lai 4.0 đang được ”ông lớn” Facebook ngày càng khai thác sâu.

Marcus, người đã từng có thời gian làm chủ tịch tại PayPal, là chuyên gia am hiểu sâu rộng lĩnh vực thanh toán. Trong thời gian làm việc tại Messenger, ông cũng chứng kiến những bước đi lớn của app này, bao gồm quyết định tách ứng dụng Messenger ra khỏi ứng dụng lõi nhằm cho phép người dùng tải app riêng và gửi tin nhắn trên điện thoại di động. Marcus cũng xúc tiến việc thúc đẩy các bot dịch vụ khách hàng, shopping và quảng cáo.

Marcus từ lâu đã một người ủng hộ tiền điện tử. Ông còn tham gia vào ban quản trị của sàn giao dịch tiền số Coinbase hồi tháng 12 năm ngoái. Với vị trí mới ở công ty Facebook, Marcus sẽ báo cáo trực tiếp lên Giám đốc Công nghệ Mike Schroepfer. Còn Chudnovsky sẽ báo cáo lên giám đốc sản phẩm Chris Cox.

Bước đi mới vào phân khúc Blockchain của “ông trùm” mạng xã hội Facebook sẽ làm tăng thêm sự tín nhiệm của công chúng với ngành công nghiệp tiền số. Mặc dù Facebook không cần thiết phải tạo ra đồng tiền số của riêng mình, nhưng công ty này có thể tìm giải pháp bảo mật dữ liệu mới thông qua công nghệ Blockchain.Zuckerberg đã đăng tải một thông điệp về “thử thách bản thân” trong năm mới của anh là sẽ thực hiện cam kết tìm hiểu về ứng dụng của Blockchain như công nghệ bảo mật và tiền điện tử. Tuy nhiên, Facebook lại cấm tiệt các quảng cáo mà “quảng bá các sản phẩm tài chính và dịch vụ mà bị cáo buộc gần đây là gây hiểu nhầm hoặc lừa gạt người dùng.” Công ty bào chữa hành động của mình là vì “nhiều công ty” khác đang quảng cáo các dự án ICO và tiền điện tử, hoặc là cả hai, mà thiếu đi sự trung thực với cộng đồng.


Thợ khai thác Bitcoin trong tình trạng “chết dần chết mòn”

Hiện tại Bitcoin với mức giá trên 8.000 USD, nhiều thợ mỏ – những người thực hiện các thuật toán khác nhau để tạo ra và tiến hành giao dịch tiền kỹ thuật số – và họ có thể phải đối mặt với nguy cơ bị mất lãi và từ bỏ.

Giá trị của Bitcoin giảm xuống dưới mức 8000 USD  một lần nữa trong một thời gian dài như vừa qua tạo ra những biến động cho cả các “thợ mỏ” và “cộng đồng Trading”. Điều này có thể xóa bỏ ý nghĩ cho những cá nhân tự phát và khiến cho những người nắm giữ coin bị tác động bởi sự thao túng từ các bên nắm giữ coin lớn. Những hệ thống quy mô như Bitmain hay BitFury đang dần “nắm quyền thống trị” trong lĩnh vực này.

Bill Tai, nhà đầu tư mạo hiểm tại Thung lũng Silicon, cho biết: “Năm nay hoàn toàn khác so với năm ngoái. Ngành công nghiệp khai thác bitcoin là ngành công nghiệp rất bỉ ẩn và huyền bí, nhưng còn phát triển và có nhiều yếu tố để mở rộng quy mô ở mọi cấp độ”.

Ông Tai cho biết  thêm, các thợ đào với quy mô nhỏ hơn sẽ không hoạt động nữa, chỉ còn 5 trên tổng số những thợ đào lớn nhất sẽ “tồn tại” và kiếm được lợi nhuận. Và khi giá Bitcoin chạm mức 19 nghìn USD vào năm ngoái, tập đoàn BitFury đã phải từ chối một số khách hàng khi có các đơn đặt hàng lên đến 1,9 tỷ USD.

Theo ông Lucas Nuzzi, chuyên gia phân tích cao cấp tại Digital Asset Research, các thợ đào nắm giữ khoảng 20% đến 30% giá Bitcoins. Bill Tai cho biết “riêng BitFury đã khai thác hơn 1 triệu Bitcoin. Công ty này bán coin để thanh toán các chi phí hoạt động khai thác. Nếu các thợ đào bán số lượng lớn hơn hơn thì giá bitcoin có thể sẽ giảm.

Hashrate – tốc độ đào ngày càng nhanh hơn  làm tăng nguy cơ  các thợ đào sẽ cùng nhau khai thác để  kiểm soát các hoạt động giao dịch hay thay đổi các đoạn mã trong blockchain theo ý muốn của họ.

Ông Nuzzi cho biết : “Việc này có thể là mối đe doạ về an ninh, bởi một cá nhân đơn lẻ có thể sử dụng khả năng dựa vào hashrate của mình để phá vỡ mạng lưới.”

Bitmain là nhà khai thác Bitcoin hàng đầu thế giới, và là công ty khai thác bitcoin lớn nhất Trung Quốc, đã mở văn phòng tại Thụy Sĩ và Mỹ, hiện đang mở rộng các hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới.

Nhiều thợ đào quy mô nhỏ hơn đang cố gắng cắt giảm chi phí bằng cách di dời đến các địa điểm có điều kiện thuận lợi để khai thácnhư Springfield, Missouri, nơi giá thuê các nhà máy và các bãi xe bị bỏ rơi rất rẻ mạt. Theo ước tính của Crescent Electric Supply, người đào có thể tốn kém từ 3.224 USD đến hơn 9.000 USD tiền điện để khai thác một bitcoin.

Theo mức giá hiện nay thì việc di chuyển cũng không giúp ích gì nhiều cho những máy đào quy mô nhỏ. Tom Flack – người sáng lập của startup Bcause nơi điều hành 11.000 máy khai thác thuộc về các khách hàng ở Virginia Beach, Virginia. Khách hàng của họ chỉ có thể tạo 9.000 USD đến 10.000 USD lợi nhuận từ đầu tư vốn của họ với việc đào Bitcoin.

 

Sự cạnh tranh không hồi kết của ASIC VÀ GPU

Bitcoin ra đời vào năm 2009, khai thác cryptocurrency đã được phổ biến và được mở rộng ở các quốc gia.

ASIC- một mạch tích hợp riêng biệt ứng dụng (ASIC), thường được gọi là chip ASIC. Việc khai thác mỏ lần đầu tiên được thực hiện với các CPU trung tâm (CPU) thường xuyên, điều đó đồng nghĩa với việc phần cứng tốt nhất đã bắt đầu khai thác mỏ Bitcoin.

Theo thông tin của Đại học Washington, giáo sư Michael Bedford Taylor,  vào năm 2010, mọi người trên khắp thế giới bắt đầu khai thác mỏ Bitcoin với các bộ xử lý đồ hoạ (GPU), điều này đã khởi đầu cho nhiều sự kiện của nerd với việc khai thác các cryptocurrency ưu việt.

GPU không mất nhiều thời gian để xây dựng để khai thác, với các card đồ hoạ treo trên một bo mạch chủ, kết nối với cáp mở rộng PCIE. Điều này đã dẫn tới một loạt các sự thích ứng khác nhau, như các thợ mỏ dường như tăng cường quyền băm của họ.

ASIC đã bước vào thị trường vào năm 2013 phát triển vượt trội so với GPU.

Khai thác- thuật ngữ trong tiền kỹ thuật số

Khai thác mỏ là quá trình mà trong đó các giao dịch được ghi lại và lưu trữ trên Bitcoin Blockchain .

Quá trình này được thực hiện bởi sự kết nối với các máy tính, trước tiên là thực hiện các giao dịch Bitcoin sau đó được bổ sung vào Blockchain.

Để làm điều này người khai thác mỏ sử dụng GPU hoặc các thợ mỏ ASIC giải quyết thuật toán tiền điện tử phức tạp trên “Proof of Work”  vào Blockchain.

Ngoài ra, thợ mỏ có thu phí để xử lý các giao dịch được lưu trữ tr. Lệ phí giao dịch cao hơn, giao dịch diễn ra sớm hơn được xử lý bởi các thợ mỏ.

GPUs và ASIC – một trận chiến không bao giờ kết thúc

Những thợ mỏ sẽ sớm đạt được những lợi ích của việc mở rộng khai thác mỏ. Quá trình được thiết kế để trở nên khó khăn hơn khi nhiều thợ mỏ vie để xác nhận các giao dịch.

Trong những năm đầu, không có nhiều thợ mỏ nên lợi nhuận cao hơn và các thuật toán ít khó giải quyết. Tuy nhiên, khi có nhiều người bắt đầu sử dụng máy tính cá nhân càng  trở nên khó khăn hơn.

Khai thác mỏ bắt đầu với CPU xác nhận trên công nghệ blockchain, chuyển sang GPU trước khi việc tạo ra các chip ASIC đã thay đổi hoàn toàn.

Thuật toán Proof of Work của Bitcoin được gọi là SHA256. Cả GPU và các thợ mỏ ASIC đều có thể xử lý thuật toán này, nhưng các chip hiệu quả hơn rất nhiều.

Vì vậy, khi các thợ mỏ ASIC, giống như Antminer S9 của Bitmain xuất hiện, lợi nhuận của các nhà khai thác GPU truyền thống đã phải chịu do lợi thế của các chip ASIC giải quyết được thuật toán SHA256.

Sự xuất hiện của altcoins như Ethereum tái phục hồi trên lĩnh vực khai thác GPU, với một thuật toán ưu đãi cho các chip GPU . Được mô tả là khả năng kháng ASIC, điều này cho phép các thợ mỏ sử dụng máy tính cá nhân và GPU của họ để khai thác Ethereum mà không có mối đe dọa, các thợ mỏ ASIC sản xuất hàng loạt cắt giảm lợi nhuận của họ.

Mặc dù sự tồn tại của các thợ mỏ ASIC, trong khi nhu cầu GPU tăng vọt và thậm chí dẫn đến sự thiếu hụt  “ stock” vào giữa năm 2017 .

Ví dụ như, AMD và Nvidia không thể theo kịp GPU của họ. Các nhà bán lẻ ở Mỹ hoàn toàn không có “stock” của AMD như những đam mê đầu tư nắm bắt GPUs khi giá của Ethereum và Bitcoin tăng đều trong suốt năm qua.

Nvidia và AMD đều có những lợi ích riêng. Nvidia với tư cách là nhà sản xuất chip hàng đầu trên chỉ số Standard & Poor’s 500.

Nvidia cũng tung ra card đồ hoạ Titan V mới của Volta mà các game thủ có tiền để ghi lên để mua sang các đồng tiền điện tử.

Không tập trung vào khai thác 

AMD và Nvidia đã chống lại sự chuyển hướng tập trung vào việc xây dựng GPU với mục đích khai thác mỏ, cả hai đều cho rằng ho đang ưu tiên  xây dựng card đồ họa cho chơi game.

Mặc dù Nvidia đã thiết kế các bảng dành riêng cho khai thác mỏ vào năm 2017, hầu hết các chip của họ đã được chế tạo cho mục đích thông thường của GPU – đó là vẽ đồ hoạ. Nvidia thừa nhận họ đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh mẽ do nhu cầu của ngành khai thác mỏ cryptocurrency.

Trong khi đó, AMD đã áp dụng phương pháp đo lường nhiều hơn, thông báo rằng họ sẽ không bao gồm việc khai thác cryptocurrency trong kế hoạch tăng trưởng dài hạn của họ vào tháng 7 năm 2017. Nhưng sáu tháng sau, Giám đốc điều hành Lisa Su thực hiện  kế hoạch của AMD vào công nghệ Blockchain.

Giám đốc điều hành của Nvidia Jensen Huang đã đưa ra một nhận xét mới về tiền điện tử . Do GPU được cài trong các máy tính trên toàn thế giới, nó trở thành một phần của trang web khai thác Bitcoin.

GPU dưới ” The Cosh”

Trong khi Nvidia và AMD đang theo dõi chặt chẽ về tình hình của tiền điện tử, và nó đã phát triển mạnh mẽ vào năm 2017, họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty phát triển phần cứng đặc biệt tập trung vào khai thác cryptocurrency.

Theo báo cáo của CNBC vào tháng 2 , nhà sản xuất phần cứng khai thác mỏ Trung Quốc Bitmain được lợi nhuận lớn hơn cả Nvidia và AMD vào năm 2017. Bitmain được biết là có từ 3 đến 4 tỉ đô la lợi nhuận hoạt động, so với 3 tỷ đô la của Nvidia.

Điều này là đáng kể, cho rằng Bitmain chỉ sản xuất mỏ than ASIC cho một số mật mã khác nhau.

Trong cuối năm 2017 đầu năm 2018, Antminer S9 hàng đầu của Bitmain được chào hàng như là thợ mỏ Bitcoin hiệu quả nhất thế giới, nhưng công ty vẫn tiếp tục mở rộng ra, đặc biệt là tạo ra các thợ mỏ có thể giải quyết các thuật toán Proof of Work khác nhau.

Điều này đã có một số cảnh báo từ cộng đồng tiền điện tử lớn hơn – chống lại bất cứ sự độc quyền nào đối với khai thác mỏ để chứng thực các Blockchains khác.

Các đồng tiền điện tử nhỏ hơn như Siacoin đã cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng Blockchain khi Bitmain giới thiệu Antminer A3 Siacoin nhưng cuối cùng đã không tham gia vào việc này , trong khi Monero đã thực hiện kế hoạch này sau khi Bitmain ra mắt Monero miner vào tháng trước.

Sau khi Bitmain thông báo  ra mắt của Ethash ASIC đầu tiên của nó vào tuần trước . Cộng đồng Ethereum đã tranh luận về việc chống lại các ASIC Bitmain Ethash.

Trên trang web của Bitmain cho biết  lô hàng đầu tiên của sản phẩm Antminer E3 sẽ được vận chuyển vào giữa tháng bảy.

Sự xuất hiện của các thợ mỏ ASIC có tác động đến nhà đầu tư tin tưởng và thu được lợi nhuận đích đáng. Tuy nhiên, việc khai thác lợi nhuận vẫn có thể đạt được với GPU với phần cứng mạnh nhất trên thị trường

 

Hiệp hội Blockchain Hàn Quốc tiết lộ quy định cho 14 thành viên sàn giao dịch

Hiệp hội Blockchain Hàn Quốc (KBA) gần đây đã tiết lộ quy định sơ lược cho những thành viên của các sàn giao dịch để đẩy mạnh quá trình trading.

Sườn của quy định này được công bố bởi KBA (cụ thể là người đứng đầu Hiệp hội Jeon Ha-Jin) trong một buổi họp báo tại Korea Federation of Small and Medium Business (SME) – Seoul. Các quy định đưa ra những phương thức để bảo vệ khách hàng bằng cách thúc đẩy quá trình vận hành của sàn giao dịch, đồng thời, ngăn chặn hành vi rửa tiền và những hành vi phạm pháp.

Theo tờ The Korea Times, khung quy định được giới thiệu trên gồm 5 yêu cầu chung, bao gồm quản lí coin của khách hàng tách biệt với họ, giữ vốn cổ phần ít nhất 2 nghìn tỉ won (tương đương 1.8 triệu USD) và công khai sổ sách kế toàn và tài chính.

KBA sẽ kiểm tra thành viên của 14 sàn giao dịch để đạt được sự đồng nhất cho những quy định chuẩn bị được đưa ra, bao gồm Bithumb, Upbit và OKCoin và nhiều thành viên khác bắt đầu từ đầu tháng 5.

KBA ban đầu sẽ xem xét sự phát triển của các khung luật lệ cho những sàn giao dịch điện tử địa phương trong tháng 2 năm nay để giảm bớt sự lo lắng về “Bitcoin frenzy” tháng 12/2017 tại đất nước này.

Tuần trước, FSC Hàn Quốc thông báo họ sẽ kiểm tra 3 ngân hàng của Hàn Quốc có liên kết với dịch vụ tiền điện tử để khớp với những quy định về ẩn danh, danh tính tại đất nước này.

Kodak đã ra mắt đồng tiền điện tử riêng cho nhiếp ảnh ở Mỹ

Công ty công nghệ Kodak của Mỹ cho biết họ sẽ ra mắt  đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình cho nhiếp  ảnh , với kế hoạch tổ chức dự án ICO vào cuối tháng Giêng vừa qua .

Theo thông báo chính thức, Kodak cho biết tiền kỹ thuật số sẽ được củng cố “vị thế của tiền kỹ thuật số- Kodak, quyền sở hữu cho các nhiếp ảnh gia”. Hiện tại, Kodak đang làm việc  công ty WENN Digital.

Kế hoạch của họ là các nhiếp ảnh gia có thể sử dụng  công nghệ blockchain sắp tới của Kodak để đăng ký các tác phẩm, “KODAKCoin” hoạt động như một phương tiện giao dịch tiền điện tử  trên nền tảng Blockchain này. Theo thông tin của Kodak cho biết “người dùng có thể nhận thanh toán trong hệ thống cryptocurrency cũng như trả tiền cho các quyền sở hữu”.

Kodak đã đánh dấu việc ra mắt lần đầu tiền về đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình “KODAKCoin” khẳng định sự quan tâm của nghề nhiếp ảnh đến công nghệ này. Chính vì điều này cũng có tác động đến sự nổi tiếng với các sản phẩm liên quan  đến nhiếp ảnh , mặc dù công ty đã bị phá sản và rồi lại phục hồi vào năm 2013 dẫn đến công ty chú trọng tập trung  hơn về nghề nhiếp ảnh của mình như phim kỹ thuật số.

Giám đốc điều hành Kodak, Jeff Clarke đã phát biểu :

“Đối với nhiều người trong ngành công nghiệp công nghệ ” blockchain “và” cryptocurrency “là những từ ngữ đang “hot nhất”, nhưng đối với các nhiếp ảnh gia từ lâu đã cố gắng khẳng định quyền kiểm soát công việc của họ và nó được sử dụng như thế nào, những thuật ngữ này là chìa khóa để giải quyết những gì không thể giải quyế mà Kodak đã luôn luôn tìm cách làm dân chủ hóa nhiếp ảnh và tạo ra sự công bằng cho các nghệ sĩ nhiếp ảnh này. Các công nghệ này tạo ra cho cộng đồng nhiếp ảnh một cách sáng tạo và dễ dàng để làm điều đó “.

Hiện tại, không rõ  thông tin  Kodak tìm kiếm dự án  ICO như thế nào, nhưng công ty cho biết bộ bán hàng mã thông báo vào ngày 31/1 sẽ mở cửa cho các nhà đầu tư được công nhận từ các nước bao gồm Mỹ và Canada.

Kodak cho biết: “Đấu giá đồng tiền ban đầu này được ban hành theo hướng dẫn của SEC dưới dạng mã thông báo an ninh theo Quy định 506 (c) như là một chào hàng được miễn”.

Dữ liệu thị trường cho thấy, ít nhất, Kodak đang tận hưởng một chút may mắn của nhà đầu tư như là một kết quả của thông báo của nó. Tính đến thời điểm này, cổ phiếu của Kodak đang lên khoảng 37 phần trăm trong ngày, sau khi tăng từ một khe hở của $ 3.10 đến cao như $ 5.50 trước khi định cư xuống khoảng $ 4.30, theo dữ liệu của Google .

 

Hiệp hội IPChain của Nga liên kết với “Bằng sáng chế” của Kyrgyzstan

Ngày 12 tháng 4 TASS cho biết :”Trung tâm điều phối giao dịch sở hữu trí tuệ quốc gia của Nga  viết tắt là IPChain (IPChain) sẽ số hóa hồ sơ “ bằng sáng chế” và tạo một cơ sở dữ liệu dựa trên Blockchain cho Cơ quan Sáng chế của Kyrgyzstan(KyrgyzPatent)”.

Krichevsky nói: “Andrey Krichevsky, chủ tịch Hiệp hội IPChain thỏa thuận giữa hiệp hội và đại diện của KyrgyzPatent đã được ký kết tại diễn đàn IPQuorum diễn ra tại khu vực Kaliningrad của Nga . Đây là lần đầu tiên công nghệ của Hiệp hội sẽ được áp dụng ở bên ngoài nước Nga”.

  Ông cũng cho biết thêm: “Chúng tôi đã ký một thỏa thuận với KyrgyzPatent, điều này rất quan trọng đối với chúng tôi, trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ phát triển một dự án thí điểm, một loại văn phòng sáng chế lý tưởng Chúng tôi  cố gắng áp dụng các công nghệ mới nhất, số hóa hồ sơ bằng sáng chế, xây dựng cơ sở dữ liệu kiến trúc “.

IPChain là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi sáng kiến ​​của Tổ chức Skolkovo và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Nga. Theo trang web của hiệp hội này, nó tập trung vào việc phát triển các tiêu chuẩn và công nghệ giữa chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ dựa trên cơ sở Blockchain .

Các cơ quan chính phủ trên thế giới đang dần dần tham gia vào  công nghệ Blockchain, đặc biệt là khi lưu trữ dữ liệu và bảo mật thông tin. Vào đầu tuần này, chính phủ UAE  thông báo ra mắt “Chiến lược Blockchain 2021” của mình, trong đó mục tiêu là làm giảm giờ làm việc và chi tiêu cho việc lưu thông tài liệu.

Các sáng chế Mỹ và thương hiệu của ngân hàng Mỹ  áp dụng  “bằng sáng chế” trên một hệ thống lưu trữ Blockchain dựa với dữ liệu tự động. Công nghệ trong “bằng sáng chế” sẽ cung cấp một hệ thống lưu trữ hợp lý với cơ chế đầu cơ để xác thực các hồ sơ và cấp phép cho các nhà cung cấp dịch vụ.

 

Sàn giao dịch OKEx sắp “hạ cánh” tại quốc đảo blockchain Malta

Quốc đảo Địa Trung Hải này gần đây vô ngực xưng danh là “đảo quốc Blockchain tương lai” khi đón tiếp không chỉ sàn giao dịch Binance mà còn cả sàn giao dịch OKEx. Những sàn giao dịch này đóng góp một phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của Malta.

OKEx – sàn giao dịch crypto lớn thứ hai trên thế giới tính trên khối lượng giao dịch hàng ngày – đã thông báo vào thứ Năm vừa qua rằng họ sẽ mở văn phòng tại Malta với mục tiêu biến nó trở thành “nền tảng để OKEx phát triển lớn mạnh hơn sau này”.

CEO OKEx Chris Lee cho biết: “Chúng tôi mong muốn hợp tác với chính phủ Malta vì quốc gia này cũng mang tư duy cầu tiến và có nhiều điểm chung với chúng tôi: quan trọng nhất trong số đó là bảo vệ quyền lợi trader cũng như công chúng, tuân thủ các tiêu chuẩn Phòng chống Rửa tiền và Nắm rõ Khách hàng, và sự công nhận tính cải tiến cũng như tầm quan trọng của quá trình phát triển liên tục trong hệ sinh thái Blockchain”.

Hiện nay, OKEx là một trong số các sàn giao dịch đặt tại Hồng Kông – lãnh thổ với môi trường thân thiện với hoạt động kinh doanh, nhưng gần đây chính phủ bắt đầu thể hiện thái độ khá khắt khe đối với các sàn giao dịch crypto và ICO.

Mặt khác, Malta bắt đầu tích cực đón nhận các công ty tiền kỹ thuật số. Các quan chức chính phủ đã bày tỏ tham vọng biến đổi quốc đảo thành viên EU này thành một “đảo quốc Blockchain” bằng quyết định thông qua bộ luật thân thiện với blockchain.

Tháng trước, đảo quốc này đã gặt hái những thành quả quan trọng đầu tiên từ nỗ lực của họ khi sàn Binance ở Hồng Kông (hiện là sàn giao dịch crypto lớn nhất thế giới) đã tiết lộ ý định di chuyển trụ sở chính đến Malta thay vì Nhật Bản như kế hoạch trước đây.

Thủ tướng Malta đã đích thân chào đón công ty Binance, và CEO Changpeng Zhao của sàn nói rằng ông còn biết có hơn 20 dự án tiền kỹ thuật số cũng đang cân nhắc chuyển đến Malta.

Đáng chú ý, OKEx và Binance không phải là hai sàn giao dịch duy nhất ở Hồng Kông có kế hoạch di chuyển nơi hoạt động. Theo một số nguồn tin, Bitfinex, sàn giao dịch crypto lớn thứ sáu thế giới cũng đang có dự định di chuyển trụ sở chính đến Thụy Sĩ.

 

Alibabacoin của Dubai bị Alibaba Trung Quốc khởi kiện bởi “đụng chạm” tên thương hiệu

Đồng tiền mã hoá Alibabacoin ra đời gặp không ít sóng gió, cơn sóng lớn nhất là phải đối mắt với vụ kiện tụng của “ông lớn” Alibaba Trung Quốc.

Một công ty phát triển công nghệ blockchain tại Dubai có tên Alibabacoin Foundation vừa thành lập và ra mắt đồng tiền mật mã mang tên Alibabacoin. Tuy nhiên Alibabacoin không hề có liên quan gì đến gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba tại Trung Quốc

Công ty tại Dubai muốn sử dụng cái tên Alibaba để gây ấn tượng mạnh mẽ. Bởi Alibaba không chỉ là một thương hiệu đơn thuần, mà cái tên này còn gắn liền với một câu truyện dân gian khá nổi tiếng là “Ali Baba và bốn mươi tên cướp”.

Và tất nhiên sau khi biết được tin này, Alibaba không hài lòng chút nào. Ngay cả khi Alibaba không có hoạt động kinh doanh nào tại Dubai, tuy nhiên công ty Trung Quốc đã chính thức khởi kiện Alibabacoin Foundation vì sử dụng tên thương hiệu của mình và khiến cho nhiều nhà đầu tư hiểu nhầm rằng Alibaba có liên quan tới đồng tiền mật mã này.

Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã phải ban hành một lệnh cấm tạm thời và yêu cầu Alibabacoin Foundation giải thích. Đại diện của công ty Dubai bác bỏ cáo buộc, cho rằng không có sự nhầm lẫn nào xảy ra đối với thương hiệu Alibaba.

Alibabacoin Foundation cũng cho rằng Tòa án Tối cao Hoa Kỳ không đủ thẩm quyền, vì công ty tại Dubai không có hoạt động tại Mỹ. Bên cạnh đó, Alibabacoin Foundation khẳng định rằng Alibaba Group Holding tại Trung Quốc cũng không được phép sở hữu độc quyền thương hiệu Alibaba.